Vùng kinh tế là gì?

Tương tự: Economic region

Vùng kinh tế trong tiếng Anh tạm dịch là: Economic region. Là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp.

Vùng kinh tế là một thực thể khách quan gắn liền với sự phân công lao động theo lãnh thổ. Đó là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế.

Đặc trứng của vùng kinh tế

Tính hệ thống: các vùng kinh tế của một nước, một vùng luôn có mối liên hệ bên trong mỗi vùng (liên hệ nội vùng), đồng thời có những mối liên hệ giữa các vùng khác (liên hệ liên vùng). Khi tìm hiểu về một vùng kinh tế không nên tách vùng đó ra khỏi hệ thống vùng của cả nước. 

Tính cấp bậc: mỗi vùng kinh tế đều có qui mô lãnh thổ, dân số, lực lượng sản xuất nhất định và do đó có vai trò, vị trí nhất định trong nền kinh tế, trong hệ thống vùng của cả nước, không nên nhằm lẫn hoặc đồng nhất các cấp loại vùng kinh tế.

Tính đặc thù: mỗi vùng kinh tế đều có ít nhất một ngành chuyên môn hóa nhất định với khối lượng sản phẩm nhiều, giá thành rẻ, vừa đáp ứng thị trường trong vùng vừa bán ra thị trường ngoài vùng, kể cả xuất khẩu. 

Tính tổng hợp: mỗi vùng kinh tế ngoài ngành chuyên môn hóa, đều có các ngành sản xuất, dịch vụ khác ít nhiều có kiên quan đến các ngành chuyên môn hóa tạo thành một tổng thể nền kinh tế lãnh thổ, hình thành cơ cấu vùng kinh tế. 

Tính tổ chức: giữa các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong một vùng mặc dù sản xuất theo cơ chế thị trường, cũng không hoàn toàn tự phát, tùy tiện mà luôn có sự kết hợp chặc chẽ với nhau ở những mức độ nhất định để hợp tác và phát triển cùng có lợi. 

Tổ chức lãnh thổ của vùng càng hoàn thiện thì nền kinh tế càng ổn định và bền vững với hiệu quả cao về kinh tế-xã hội, môi trường chung và lợi ích riêng của các doanh nghiệp.

Phân vùng theo trình độ phát triển

Ngoài cách phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng theo các nhân tố cấu thành, người ta còn phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng theo trình độ phát triển. Đây là kiểu phân loại đang thịnh hành trên thế giới, nó phục vụ cho việc quản lý, điều khiển các quá trình phát triển theo lãnh thổ quốc gia. Theo cách này có các loại phân vùng chủ yếu sau:

Vùng phát triển: Thường là những lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, đã trải qua một thời kỳ lịch sử phát triển, đã tập trung dân cư và các năng lực sản xuất, chúng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Vùng chậm phát triển: Thường là những lãnh thổ xa các đô thị, thiếu nhiều điều kiện phát triển (nhất là về mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện); kinh tế chưa phát triển; dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Đối với những vùng loại này, người ta còn sử dụng khái niệm vùng cần hỗ trợ.

Vùng trì trệ, suy thoái: Ở các nước công nghiệp phát triển, thường gặp vùng loại này. Đây là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài mà không có biện pháp bảo vệ môi trường khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt, những ngành kinh tế và vùng lãnh thổ gắn với tài nguyên đó lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.

Người đăng: hoy
Time: 2020-08-14 17:20:52
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo