Truyền thống là gì?

Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc.

Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung:

+ Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ...);
+ Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả...);
+ Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới;
+ Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.
Truyền thống là những tập tục, thói quên và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có nhiều cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống của từng địa phương, đơn vị, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải bảo đảm sự kế thừa biện chứng với 4 nội dung: + Một là, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, phản tiến bộ của quá khứ (tập tục lạc hậu, tàn dư tư tưởng phong kiến, tâm lý sản xuất nhỏ...); + Hai là, giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ (tinh thần yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, tinh thần nhân đạo cao cả...); + Ba là, ngay các yếu tố tích cực, tiến bộ đó cũng không giữ lại nguyên xi, mà phải được cải biến cho phù hợp với điều kiện mới, hoàn cảnh mới; + Bốn là, các thế hệ mới phải sáng tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới mà các thế hệ cha anh hoặc không có khả năng, hoặc không có điều kiện để thực hiện.

Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt.

Một mặt, truyền thống tạo nền tảng hữu ích cho việc thay đổi các thiết chế chính trị, văn hoá và kinh kế, cho phép giảm những chi phí trong việc chuyển đổi sang những thiết chế mới. Mặt khác, những tiêu chuẩn và qui tắc không chính thức hình thành từ hàng ngàn năm gây những khó khăn rất lớn đối với việc đổi mới các cơ chế chính thức. Truyền thống tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế. Nhũng nhà cải cách ở Trung Quốc đã biết đánh giá đúng vai trò của truyền thống không chỉ phong phú và độc đáo, mà nhiều khi còn bảo thủ và tiêu cực của đất nước họ. Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ CNXH kiểu Trung Quốc được hưởng ứng và trở nên nổi tiếng. Và không phải ngẫu nhiên mà cái CNXH kiểu Trung Quốc ấy đã thành công trong chừng mực nào đó.

Nói đến truyền thống không thể không nhắc đến bộ phận quan trọng của nó là phong tục, tức là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số nhân dân thừa nhận và làm theo. Đây là một vấn đề rất phức tạp, cần được nhìn nhận một cách đầy đủ với quan điểm lịch sử, khoa học và không tách rời những khía cạnh tâm lý của nhân dân. Chúng ta có thể xem xét một ví dụ trong kho tàng văn hoá dân gian của Việt Nam: chuyện cổ tích Tấm Cám. Trong câu chuyện nổi tiếng này, sau khi Cám chết, Tấm đã chặt Cám ta làm nhiều mảnh, làm mắm gửi về quê cho dì ghẻ, tức mẹ đẻ của Cám.

Gần đây, một số người nghiên cứu cho rằng điều đó là đáng phê phán. Người ta cũng so sánh với thái độ đấu tố thái quá của những người nông dân vốn hiền lành trong cải cách ruộng đất để đi đến kết luận rằng điều đó là xa rời truyền thống dân tộc Việt Nam. Thực ra, con người, trong quá trình phát triển của mình, luôn luôn sai lầm. Cải cách ruộng đất hay chuyện Tấm Cám cũng là một biểu hiện sai lầm của con người. Đó là trạng thái cực đoàn. Mà một trạng thái cực đoan thì không bao giờ phản ánh bản chất của đời sống xã hội, nó là trạng thái bị kích động.

Nếu anh rất yêu con chó mà anh nuôi, và một ngày xấu trời nào đó nó cắn anh thì anh cũng không thể lấy việc bị cắn như vậy để xem con chó đó không đáng yêu như cũ nữa. Cũng như thế, chuyện Tấm Cám hay thái độ cực đoàn của những người nông dân trong cải cách ruộng đất là điều hoàn toàn có thể hiểu được và không xa rời truyền thống.

Truyền thống không phải là thói quen. Truyền thống là các chuỗi thành tựu mà con người

ghi nhận được cùng với thời gian, cùng với cuộc sống của mình. Truyền thống tự nhiên xuất hiện. Ai đó nói rất hay rằng gieo hành vi thì được thói quen, gieo thói quen thì được tính cách, gieo tính cách thì được số phận. Truyền thống là một khái niệm hoàn toàn khác, là chuỗi thành tựu của con người trong hoạt động của mình. Truyền thống vừa có giá trị tinh thần, vừa có giá trị giáo đục. Truyền thống cũng bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta không nên nhân danh các giá trị truyền thống để trở thành kẻ bảo thủ. Kẻ nào biết phá vỡ các truyền thống ấy để tạo ra nhận thức tất hơn thì kẻ đó sẽ ấy dựng được một truyền thống tất hơn cùng với thời gian. Là khái niệm động, cũng như văn hoá nói chung, truyền thống là một sản phẩm của quá khứ.

Với tư cách là một con người hiện đại, chúng ta buộc phải chắt lọc các giá trị truyền thống để đến lượt hơn. Truyền thống và quá khứ không phải là cái đây để buộc hoặc để lôi con người trở lại. Con người phải phát triển, phải đi lên. Nó buộc phải thích nghi để sống và phát triển. Chính vì lưu luyến với quá khứ rừng xanh, cây cao bóng cả nên loài khủng long đã tuyệt chủng. Con người cũng sẽ không tồn tại nếu chỉ thích sống bằng những điều kiện không còn tồn tại, bằng những bóng ma của quá khứ.

Truyền thống của một cộng đồng, cũng như bản sắc, không tồn tại ở người này, người kia mà nó tồn tại trong mỗi chúng ta ở mức độ khác nhau, ở cách nhìn nhận khác nhau.

Không có giá trị truyền thống hay bản sắc dân tộc nào chỉ được quan niệm bởi một số người. Bản sắc của một dân tộc là cái phổ biến trong đời sống công cộng. Cho nên trường phái cho rằng chúng ta đang đánh mất bản sắc cũng không đúng mà trường phái cho rằng cần phải nhanh chóng làm mất nó đi cũng không đúng.

Truyền thống không thể mất đi vì đó là một hiện tượng khách quan, bên ngoài ý muốn của con người. Ở đây có một điểm cần làm rõ: Bản sắc không đánh mất được, không hoà tan được nhưng buộc và cần phải thay đổi để phát triển.

Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng không nên cường điệu những truyền thống đặc biệt của mình. Cái mà ta cần tìm là con đường nào dẫn một dân tộc ra khỏi quá khứ và đến tương lai một cách thuận lợi và ngắn nhất chứ không phải là những giá trị của quá khứ.


  Người đăng: chiu
Time: 2021-08-10 18:28:07
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo