Trung hiếu là gì?

Trung hiếu là từ được gộp thành của hai từ trung thành và hiếu thảo.
Trung là hết lòng với vua, với nước. 
Hiếu là ăn ở hết lòng với cha mẹ.


khái niệm Nho giáo, chỉ hai nghĩa vụ được coi là cơ bản nhất của con người trong xã hội phong kiến. Trung là hết lòng với vua, với nước; hiếu là hết lòng với cha mẹ. 
Thời phong kiến, vua được coi là biểu tượng của nước, nhưng Mạnh Tử cũng có câu: "Dân là quý, thứ mới đến xã tắc (đất đai, lúa gạo - tức là tài nguyên của nước), sau cùng vua là nhẹ", ý nói dân là gốc của nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng nội dung của khái niệm trung hiếu và khái niệm đó đã trở thành tình cảm đạo đức của nhân dân để chỉ chủ nghĩa yêu nước. Người có câu thơ: "Thờ dân nguyện hết lòng hiếu, thờ nước nguyện hết lòng trung". Nói hiếu với dân - mở rộng nội dung của chữ hiếu, vì mỗi con người cụ thể đều là sản phẩm, là "người con" của nhân dân, dân tộc mình.
Nói trung với nước - vạch ra bản chất sâu xa của khái niệm trung xưa kia, tuy có mặt hạn hẹp song chính vì bản chất ấy mà đã từng là động lực tinh thần của biết bao hành vi nghĩa liệt trong lịch sử phong kiến. Người đăng: trang
Time: 2020-07-15 08:46:36
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo