Tôn giáo là gì?

Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố .

Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Trong Từ điển tiếng Việt, tôn giáo được định nghĩa như sau:
1. Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ;
2. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Tín ngưỡng đựợc định nghĩa là “tin theo một tôn giáo nào đó”.

Về bản chất, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lí), các quy định về hình thức lễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Mặt khác, tôn giáo cũng đang đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Vì vậy, nhiều người trong các thành phần xã hội khác nhau tin theo.

- Tính chất chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống tri lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích của mình. Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại đều xuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo độc lập với chính trị. Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm quyền tự do theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo mang tính chất tôn giáo thuần tuý, không gắn với chính trị.

- Tính chất duy tâm: Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới thực tại bằng các lực lượng siêu nhiên vào đầu óc con người, giải thích một cách duy tâm, thần bí những hiện tượng tự nhiên và xã hội diễn ra trong đời sống. Vì vây, tôn giáo mang tính chất duy tâm, nhiều tín điều không được giải thích trên cơ sở khoa học. Trong lịch sử, tôn giáo đã nhiều lần sử dụng quyền lực của mình để đàn áp các nhà khoa học, phủ nhận thành tựu khoa học. Ngày nay, một mặt, một số tổ chức và chức sắc tôn giáo triệt để tận dụng những thành tựu của khoa học để phát triển tôn giáo; mặt khác, họ tìm cách giải thích sai lệch những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, gieo rắc trong các tín đồ những định mệnh không thể cưỡng lại... Tính chất duy tâm của tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội trong chừng mực nhất định.

Ví dụ: Trong đạo Hồi, khó thấy ranh giới giữa đạo và đời, giữa cái thiêng và cái tục. Tin tưởng tuyệt đối, tôn sùng thánh Allah và sứ giả Muhammad là hai tín điều quan trọng vào bậc nhất của giáo lí đạo Hồi.

- Đạo Phật: Tôn giáo ra đời ở Ấn Độ thế kỉ VI trước công nguyên do Thích ca mâu ni sáng lập. Phật giáo có hệ thống triết học rất phát triển gồm cả thế giới quan và nhân sinh quan, trong đó đề cao vai trò của con người, thiên về một triết lí sống, một phương pháp rèn luyện nhân cách hướng thiện. Phật giáo không có tổ chức chặt chẽ, không có giáo quyền, không thống nhất về cách tu hành. Đạo Phật có hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa, mỗi phái lại chia làm nhiều tông. Người theo đạo Phật gồm hai loại là người xuất gia tu hành và người tu tại gia.

Việt Nam là nước đa tôn giáo, phần lớn dân cư chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Các tôn giáo lớn ở Việt Nam là Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo, Cao đài và Phật giáo Hoà hảo; các tôn giáo này có hơn 15 triệu tín đồ. Các tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện khác nhau và số lượng tín đồ khác nhau. Công giáo (với hơn 5 triệu tín đồ), Tin lành (với hơn 4 trăm nghìn tín đồ), Phật giáo (với hơn 7 triệu tín đồ), Hồi giáo (với hơn 90 nghìn tín đồ) được du nhập từ bên ngoài vào trong từng thời kì lịch sử và với những phương thức khác nhau. Trong khi đó, Cao đài (với hơn 1 triệu tín đồ) và Phật giáo Hoà hảo (với hơn 1 triệu tín đồ) là những tôn giáo mới xuất hiện ở Việt Nam. Các tôn giáo đều thiết lập những mối quan hệ quốc tế nhất định và chứng tác động qua lại lẫn nhau chủ yếu thông qua những mối quan hê đó.

 

2. Các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền con người được ghi nhận ở Điều 24 Hiến pháp năm 2013 như sau:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tồn giáo để vi phạm pháp luật.

Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng hệ thống các nguyên tắc và xác định nội dung Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đấu tranh. Quá trình ấy là sự phát triển từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ, từ chưa chuẩn xác đến chuẩn xác.

Các nguyên tắc Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo là:

- Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo.

Mọi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, có quyền từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo.

Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lí, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.

Không ai được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản cùa người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Nội dung Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được thể hiện trên những hướng cơ bản sau đây:

3.1 Công nhận tổ chức tôn giáo

Thủ tướng Chính phủ xét công nhận đối với tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi được cấp đăng kí, tổ chức được phép tiến hành nghi lễ tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng kí; tổ chức đại hội thông qua hiến chương, điều lệ và các nội dung có liên quan trước khi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lí; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tôn giáo; hoạt động từ thiện nhân đạo.

Sau thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp đăng kí hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định pháp luật về Quản lý hoạt động tôn giáo được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân tổ chức tôn giáo.

Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp thuận của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các trường hợp khác phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Các hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi tổ chức tôn giáo đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo như: ca đoàn, đội nhạc lê... thì không phải đăng kí). Việc đăng kí hội đoàn tôn giáo được thực hiện trên cơ sở quy định về phân cấp như sau:

- Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt đông trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đăng kí vói uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hội đoàn hoạt động;

- Hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều huyện,

Việc tiếp nhận người nhập tu phải tuân thủ những quy định cụ thể sau đây:

- Người phụ trách cơ sở tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm đăng kí với uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo.

- Người muốn nhập tu phải có lí lịch rõ ràng và bản khai lí lịch của họ phải được uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận.

- Người muốn nhập tu phải được người đứng đầu dòng tu chấp thuận.

- Người muốn nhập tu ở độ tuổi vị thành niên phải được cha mẹ hay người giám hộ cam kết đồng ý.

- Người nhập tu phải thực hiện việc đăng kí hộ khẩu theo quy định của pháp luật về việc đăng kí và Quản lý hộ khẩu.

Đặc biệt, để bảo đảm an ninh, trật tự và bảo đảm sự bình đẳng giữa người theo đạo và người không theo đạo, Nhà nước cấm không cho nhập tu những người trốn tránh pháp luật và các nghĩa vụ công dân.

3.2 Quản lý hoạt động tôn giáo

Người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyên và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lí tôn giáo mặ mình tin theo. Người tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp vói truyền thống, bản sắc dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Hàng năm, trước ngày 15 tháng 10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng kí với Uỷ ban nhân dân cấp xã chương trình hoạt động tôn giáo diễn ra vào năm sau tại cơ sở. Hoạt động tôn giáo không được:

- Tác động xấu đến đoàn kết, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc;

- Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;

- Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản các loại sách kinh, các ấn phẩm tôn giáo; được sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo. Việc in, xuất bản các loại kinh, sách và các xuất bản phẩm tôn giáo, việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo thực hiện theo quy định pháp luật về in, xuất bản, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, hàng hoá.

Tổ chức tôn giáo có nhu cầu in, xuất bản các loại kinh, sách, văn hoá phẩm có nội dung tôn giáo phải đăng kí đề tài xuất bản với Nhà xuất bản tôn giáo và không được phép chuyển nhượng giấy phép xuất bản dưới bất kì hình thức nào.

Nhà nước cấm in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành, tàng trữ sách báo, văn hoá phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.

Các tổ chức tôn giáo ở trung ương hoặc địa phương và những người thuộc các tổ chức đó muốn xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm có nội dung tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo và những hiện vật phục vụ cho công việc tôn giáo phải làm đơn xin phép trước, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của Ban tôn giáo Chính phủ (đối với tổ chức tôn giáo ở trung ương), Ban tôn giáo của uỷ ban nhân dân, cấp tỉnh hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở những tỉnh không thành lập Ban tôn giáo (đối với tổ chức tôn giáo ở địa phương) thì cơ quan Quản lý văn hoá sẽ cấp giấy phép xuất, nhập khẩu.

Hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị.

Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tôn giáo như tín đồ tôn giáo Việt Nam; được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các nghi lễ tôn giáo cho mình; phải tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, kể cả tổ chức, cá nhân tôn giáo vào Việt Nam để hoạt động ở các lĩnh vực không phải là tôn giáo thì không được tổ chức, điều hành hoặc tham gia tổ chức, điều hành các hoạt động tôn giáo, không được truyền bá tôn giáo.

Các hoạt động viên trợ của các tổ chức tôn giáo nước ngoài hoặc có liên quan đến tôn giáo nước ngoài đều tuân theo chính sách, chế độ Quản lý viện trợ hiên hành và thông qua các cơ quan được Chính phủ Việt Nam giao phụ trách công tác Quản lý viện trợ.

Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước muốn nhận viện trợ thuần tuý tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

4. Quản lý đối với việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo

Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó. Cụ thể là chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, đình, đền, miếu, trụ sở tổ chức tôn giáo, các cơ sở đào tạo của tổ chức tôn giáo, là nhỏ nhất. Trường hợp có trùng tu di tích phải theo đúng kiểu mẫu cũ;

- Khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I có thể xây dựng được tượng đài, bia, tháp hoặc các công trình văn hoá khác nhằm mục đích tôn tạo khu di tích, thắng cảnh;

- Khu vực III là khung cảnh thiên nhiên và thắng cảnh của di tích có thể xây dựng thêm những công trình dịch vụ như nhà tiếp khách, nhà văn hoá hoặc vườn hoa, công viên nhưng phải bảo đảm sự hài hoà trong không gian của di tích thắng cảnh;

- Mọi công trình xây dựng trên khu vực bảo vệ của di tích thắng cảnh đã được xếp hạng phải được phép của Bộ văn hoá, thể thao và du lịch.

Nhà nước cho phép tu sửa cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bị hư hỏng, xuống cấp. Những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mà trước đây cơ quan nhà nước đã mượn sử dụng vào việc khác, nay cần xem xét nếu sử dụng không đúng thì trả lại cho tổ chức tôn giáo hoặc người chủ trì cơ sở ấy. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã bị chiến tranh hoặc thiên tai tàn phá, khi các chức sắc tôn giáo yêu cầu thì có thể xem xét cho phép xây lại trên cơ sở các quy định của Luật đất đai và các quy định về Quản lý xây dựng. Trong việc xây dựng, sửa chữa các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo không được huy động dân góp tiền của, sức lực quá nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình tín ngưỡng, tôn giáo không phải là di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình và khu vực xung quanh thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng.

5. Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức danh tôn giáo

Trước khi tiến hành, người đại diện cơ sở tín ngưỡng hoặc tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã sở tại, trong đó đồng Chứng minh, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật; thành viên Ban thường vụ, Chủ tịch các ủy ban Hội đồng giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo; thành viên Ban trị sự Trung ương của các hội thánh Tin lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban thường trực Hội thánh, Phối sự và chức sắc tương đương trở lên của các hội thánh Cao đài; thành viên Ban tri sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo; những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, có trách nhiệm gửi bản đăng kí đến cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương. Các trường hợp khác phải gửi bản đăng kí đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 20 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản đăng kí hợp lệ đến cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương và sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản đăng kí hợp lệ đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu các cơ quan này không có ý kiến khác thì người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử được hoạt động tôn giáo theo chức danh đã được đăng kí.

Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiêm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.

Tổ chức tôn giáo khi cách chức, bãi nhiệm chức sắc thuộc quyền Quản lý có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến cơ quan Quản lý nhà nước đã đăng kí, trong đó nêu rõ lí do cách chức, bãi nhiệm, kèm theo văn bản của tổ chức tôn giáo về việc cách chức, bãi nhiệm.

Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản thông

Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.

Tổ chức và hoạt động của các trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thực hiện theo các quy định của Ban tôn giáo Chính phủ và Bộ giáo dục và đào tạo. Khi tuyển học sinh để đào tạo thành những người chuyên hoạt động tôn giáo, cũng như khi phong chức hoặc cất nhắc những người này, các tổ chức tôn giáo cần lựa chọn những công dân tốt và phải được cơ quan chính quyền có thẩm quyền phế chuẩn sau khi đã xét tư cách, đạo đức công dân của những người đó.

Trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo thực hiện các quy chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sở tại.

Các loại trường, lớp của các tổ chức tôn giáo phải có điều lệ hoạt động, trong đó quy định:

- Chức năng, nhiệm vụ của trường, lớp tôn giáo;

- Tổ chức các hoạt đông giáo dục trong trường, lớp tôn giáo;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên;

- Nhiệm vụ và quyền của người học;

- Tổ chức Quản lý trường, lớp tôn giáo;

- Quan hệ của trường, lớp tôn giáo và xã hội.

Theo Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 34/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ nội vụ thì Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành hành chính và quản lý nhà nước; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Như vây, Bộ nội vụ là cơ quan thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về tôn giáo và để thực hiên chức năng trên thì Bộ nội vụ được giao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức khác liên quan trong việc tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo;

- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác tôn giáo đối với các ngành, các cấp liên quan và địa phương;

- Thống nhất Quản lý về xuất bản các ấn phẩm, sách kinh, tác phẩm, giáo trình giảng dạy, văn hoá phẩm thuần tuý tôn giáo của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;

- Hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;

- Thực hiện và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật; làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo trong nước và quốc tế.

Dưới đây là 4 đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:

Một là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những người không theo tôn giáo, và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ.
 Hai là, các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư tưởng tôn giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tượng chim Lạc và con Rồng. Hệ thống giáo lý của các tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,...) hầu hết đều sao chép hoặc chịu ảnh hưởng từ các tôn giáo có trước. 

Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.

Thực tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam. Qua hàng trăm năm tồn tại, phát triển, văn hóa tín ngưỡng ngoại nhập dần được Việt hóa và trở thành một bộ phận của văn hóa Việt Nam (dù không thuần nhất).

Đặc điểm thứ 4, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng.

Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn sử dụng, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo như một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xuyên tạc, bóp méo đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, âm mưu tạo ra lực lượng và xây dựng ngọn cờ trong tôn giáo hòng lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Người đăng: chiu
Time: 2021-12-01 17:47:06
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo