Thời giờ nghỉ ngơi là gì?

Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian theo quy định hoặc theo thoả thuận, người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động, có quyền tự do sử dụng theo nhu cầu của mình. 
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: nghỉ giữa ca (ít nhất nửa giờ, ca đêm ít nhất 45 phút), nghỉ chuyển ca (ít nhất 12 giờ), nghỉ hàng tuần (ít nhất một ngày – 24 giờ liên tục), nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm; nghỉ về việc riêng. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận nghỉ không hưởng lương. Tuỳ từng trường hợp, người lao động có thể được hưởng một số quyền lợi trong thời gian nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, như: được hưởng tiền lương, được tính là thời gian làm việc để giải quyết các chế độ khác…

Cơ sở của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Cơ sở sinh học

Để tồn tại, con người phải lao động. Tuy nhiên, về mặt sinh học, lao động với nội dung và hình thức nào thì cũng là sự tiêu hao trí não, thần kinh, cơ bắp, cơ quan cảm giác... nên đến một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, do đó, phải có giới hạn để đảm bảo khả năng nghỉ ngơi và phục hồi. Mặt khác, dưới góc độ tâm lí, trong hoạt động lao động không tránh khởi mệt mỏi tâm lí do sự tri giác quá lâu, các cơ quan nhạy cảm bị ức chế dẫn đến cảm giác nhàm chán, đơn điệu, thiếu hứng thú làm việc. Để giải toả hiện tượng đó cũng đòi hỏi phải chuyển sự chú ý của hệ thần kinh sang loại hoạt động khác mang tính tự do, càng khác với hoạt động lao động càng tốt. Như vậy, thòi giờ làm việc là có giới hạn và yêu cầu được nghỉ ngơi là nhu cầu sinh lí tự nhiên. Từ đó đòi hỏi phải có sự bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo nhu cầu tự nhiên của con người và hiệu quả của lao động.

- Cơ sở kinh tế-xã hội

Điều kiện kinh tế-xã hội, trong đó năng suất lao động và nhu cầu của con người là nhân tố quan trọng, quyết định nhất đến việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể của người lao động. Với khối lượng công việc và nhân công nhất định, thời gian hoàn thành công việc nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào năng suất lao động. Nếu nắng suất lao động thấp, người ta sẽ mất nhiều thời gian lao động hơn và ngược lại, nếu năng suất lao động cao đương nhiên thời gian lao động sẽ ít đi, nhu cầu nghỉ ngoi nhiều hơn.

Trước đây, do trình độ khoa học-kĩ thuật còn yếu, năng suất lao động thấp nên thời giờ làm việc của người lao động còn kéo dài (14 - 16 giờ/ngày). Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, lao động chân tay đã được thay thế dần bởi phương tiện, máy móc hiện đại, giúp tăng năng suất lao động, đời sống người dân dần được cải thiện, dẫn đến nhu cầu giảm giờ làm, tăng thời giờ nghỉ ngơi. Điều này đã được đánh dấu bằng việc quy định thời giờ làm việc tối đa không quá 8 giờ/ngày hoặc 40 giở/tuần ở hầu hết các quốc gia, thậm chí một số quốc gia còn quy định thời gian làm việc ít hơn, để tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động xã hội khác.Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế tại 48 quốc gia trên thế giới, có 31/48 quốc gia quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 40 giờ/tuần hoặc ít hơn, 7/48 quốc gia quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn từ 41 đến 47 giờ/tuần và 10 nước quy định thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần.

Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể ở các quốc gia khác nhau đều chủ yếu dựa trên cơ sở điều kiện phát triển của kinh tế với yếu tố quan trọng là năng suất lao động ở từng giai đoạn. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội, phong tục tập quán... cũng có những tác động nhất định. Điều này cũng lí giải cho một thực tế là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các quốc gia khác nhau có sự khác nhau, thậm chí ngay ở các quốc gia được đánh giá có trình độ kinh tế-xã hội tương đương nhau vẫn có sự khác nhau nhất định.

- Cơ sở pháp lí

Từ việc nhận thức làm việc và nghỉ ngơi là quyền cơ bản của người lao động trong quan hệ lao động, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp lí có giá trị cao. Trên phương diện pháp luật quốc tế, người lao động hên thế giới được hưởng chung khung thời gian làm việc nghỉ ngơi do các tổ chức quốc tế toàn càu như Liên họp quốc (UN), Tổ chức Lao động quốc tế... đưa ra. về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa ra nhiều công ước và khuyến nghị quan trọng như Công ước số 1 năm 1919 về độ dài thời gian làm việc công nghiệp, Công ước số 30 năm 1930 về độ dài thời gian làm việc khu vực vãn phòng, Công ước số 47 năm 1935 về mần làm việc 40 giờ, Công ước số 106 năm 1957 về nghỉ hàng mần, Công ước sô 132 năm 1970 về nghỉ hàng năm... Đây là những cơ sở pháp lí quan trọng cho các quốc gia cụ thể hoá thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp pháp luật quốc tế và đặc điểm riêng của mình.

Giống như hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam cũng ghi nhận quyền iàm việc và nghỉ ngơi trong văn bản có giá trị pháp lí cao nhất - Hiến pháp ở các giai đoạn và rất nhiều các văn bản luật khác. Trong lĩnh vực lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chương độc lập trong Bộ luật lao động năm 2019 (Chương VII) với những quy định chung. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các đơn vị sử dụng lao động cụ thể hoá chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện riêng của đơn vị mình.

Về thời giờ nghỉ ngơi:

(Nội dung về thời giờ nghỉ ngơi được BLLĐ quy định cụ thể từ Điều 108 đến Điều 117 và Điều 5 đến Điều 8 Nghị định 45/2013/NĐ_CP)

Nghỉ trong giờ làm việc (hay nghỉ giải lao, nghỉ giữa ca):

Theo quy định của pháp luật lao động, thì thời giờ nghỉ giữa ca được tính như sau:

- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất nửa giờ (30 phút), tính vào giờ làm việc; Ngoài ra, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

- Người làm ca đêm ( từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc;

* Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.

Nghỉ hằng tuần:

Mỗi tuần lễ, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục), thường là vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với những cơ quan, xí nghiệp do yêu cầu của sản xuất, công tác hoặc phục vụ nhân dân đòi hỏi phải làm việc liên tục cả tuần, kể cả chủ nhật thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày khác trong tuần cho từng nhóm người lao động khác nhau.

Trường hợp do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động chế độ nghỉ bù thỏa đáng. Tính bình quân mỗi tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 4 ngày.

Nghỉ lễ, tết:

Trong một năm, người lao động được nghỉ lễ, tết tất cả là 8 ngày, cụ thể là những ngày sau đây:

- Tết dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

- Tết âm lịch: 5 ngày (do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

- Ngày Chiến thắng 30/4: 1 ngày;

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.

Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).

Nghỉ hằng năm:

Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.

Các thời gian sau đây cũng được coi là thời gian công tác liên tục :

- Thời gian được cơ quan, xí nghiệp cử đi học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ;

- Thời gian nghỉ hưởng lương ngừng việc, thời gian báo trước để chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ ốm, thời gian con ốm mẹ được nghỉ theo chế độ;

- Thời gian nghỉ điều trị do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc tạm giam trong giai đoạn điều tra hình sự, nhưng sau đó được miễn truy tố và trở lại đơn vị làm việc bình thường.

Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó. Nếu lỗi nhẹ thì người lao động nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào số ngày nghỉ hàng năm năm đó; trường hợp lỗi nặng đến mức bị xử lý đến hình thức kỷ luật, thì năm đó người lao động có thể không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm nữa. Ngoài ra, nếu người lao động nào có tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì cũng không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như sau:

- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

Thời gian đi đường không tính vào ngày nghỉ hàng năm. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tăng theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp, hoặc với một người sử dụng lao động, cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. Trong thời gian nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương cộng phụ cấp lương. Ngoài ra, người lao động còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về (nếu có).

Nghỉ việc riêng:

Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.

Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:

- Kết hôn, nghỉ 3 ngày;

- Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;

- Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.

Nghỉ không lương:

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra, người lao động nếu thấy cần thiết phải nghỉ thêm thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ, chẳng hạn cần nghỉ thêm vì sinh con, gia đình có người thân ốm, đau, chết, hoặc giải quyết những công việc lớn khác của gia đình như khắc phục bão lụt,... thời gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động.

Những qui định trên đây không áp dụng đối với những người làm những công việc có tính chất đặc biệt có chu kỳ dài ngày như những người lao động làm việc trên biển,....

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt:

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng, kỹ thuật sóng cao tầng; thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

Ngoài ra, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với những người lao động làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán, thì do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận riêng.

Doanh nghiệp có được từ chối người lao động nghỉ không lương hay không?

Người lao động có thể xin nghỉ không hưởng lương trong hai trường hợp đã nêu trên, nên từ phía doanh nghiệp, việc từ chối cũng xét hai trường hợp sau:

  • Trong trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương và đã thông báo với doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cho phép người lao động nghỉ không hưởng lương là không phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp người lao động đề xuất thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quyền xem xét đề xuất của người lao động và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận. Doanh nghiệp không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật.
Người đăng: chiu
Time: 2021-09-23 09:26:14
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo