Thất bại là gì?

Thất bại là việc không đáp ứng được mục tiêu mong muốn hoặc dự định. Thế nhưng bạn có biết rằng thất bại hay không là do cách bạn nhìn cuộc sống. Với tôi thất bại là khi bạn chưa đạt được điều mình muốn mà bạn cho phép mình bỏ cuộc. Còn vì sao tôi thất bại? Tôi thất bại là vì tôi cho phép bản thân mình làm điều đó,là một sự việc thường được mọi người nhắc đến trong xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự thất bại như: Thất bại là những sai lầm mà chúng ta mắc phải dẫn đến một hậu quả, Thất bại là không hoàn thành được mục tiêu đề ra trong cuộc sống, Thất bại là cảm giác sau khi hành động không đúng đắn hoặc chưa nổ lực hết mình….. Tóm lại: Thất bại là khi bạn không bắt kịp người khác trong xã hội – tùy thuộc cách bạn nhìn nhận gia đình, tầng lớp và nền tảng giáo dục trông đợi gì ở mình – hoặc không hơn được ai cả.

Thế nhưng bạn có biết rằng thất bại hay không là do cách bạn nhìn nhận vấn đề và nhìn nhận cuộc sống của bạn. Với tôi thất bại là khi bạn chưa đạt được điều mình muốn mà bạn đã cho phép bản thân bỏ cuộc.

Nguyên nhân dẫn đến thất bại :

1. Tham vọng không đủ lớn

Thành công tới từ khát khao và tham vọng mãnh liệt. Tham vọng thực ra chính là một sự bốc đồng mãnh liệt giúp thực hiện ước mơ, con người ta vì ước mơ mà trở nên vĩ đại. Có lý tưởng và một khát khao thành công mãnh liệt, đó đều là những người "khác người" và những kẻ "khác người" lại là những đối tượng dễ dàng thành công nhất. Rất nhiều người, ý thức về khát vọng thành công không đủ, lực hấp dẫn không đủ mạnh, từ đó thiếu đi mục tiêu, kế hoạch, hành động và cả động lực mạnh mẽ để vươn lên, thậm chí còn luôn mang trong mình tâm lý sợ hãi, sợ thất bại mỗi khi hành động. Những người thành công đều là những người tham vọng, dám mạo hiểm, ý chí mãnh liệt và không bao giờ tin vào thất bại liên hoàn.

2. Trí tuệ không đủ

Muốn thành công, bạn phải có một cái đầu nhanh nhạy, trừ may mắn và ảnh hưởng của những điều kiện khách quan bên ngoài ra thì muốn nên nghiệp lớn, bạn phải trang bị cho mình một trí tuệ lớn. Trí tuệ mà thành công cần bao gồm 3 phương diện, học thức, tầm nhìn và "ngộ tính". Học thức là điều kiện cần và đủ, càng có học thức, cái tầm của bạn càng lớn. Tầm nhìn là một kiểu sức mạnh để nhìn thấu và nhìn xa về một sự vật sự việc nào đó, nó giúp người thành công phát hiện và nắm bắt thời cơ nhanh nhất. Ngộ tính là một kiểu giác ngộ, chỉ tầm nhận thức ở một nấc cao mới, nó giúp người thành công nhận thức ra một điều gì đó đôi khi ngoài tầm với của người khác và chỉ có họ mới có thể nắm bắt để tạo ra điều khác biệt.

3. Phương pháp không thích hợp

Thành công cần có phương pháp, và trên thế gian này, thứ không bao giờ cạn kiệt, chính là phương pháp, nhưng phương pháp đòi hỏi người ta phải nắm bắt và vận dụng sao cho đúng đắn và thích hợp. Phương pháp thành công có trăm ngàn cách, có điểm chung, nhưng cũng có "cá tính" riêng; tìm ra được phương pháp thành công là bạn tìm ra được con đường bước tới thành công. Phương pháp đơn giản nhất chính là: học theo những người thành công. Cụ thể thì chính là tìm đúng người, đi theo đúng người và làm đúng việc. Làm người phải biết chọn bạn mà chơi, làm việc trước tiên phải tìm cho ra môi trường và sân khấu thích hợp để mình thể hiện nhất. Tài xế của Lý Gia Thành, ông trùm giàu có nhất Hồng Kông sở dĩ giàu có như vậy, không phải vì Lý Gia Thành cho họ cổ phần hay một mức lương cao ngất ngưởng, mà đó là bởi vì họ theo đúng người, thường xuyên ở cùng Lý Gia Thành, tìm đúng sân khấu đầu tư, Lý Gia Thành đầu tư vào cái gì họ cũng đều theo đầu tư vào cái đó.

4. Quan niệm cổ hủ
Không cập nhật, làm mới quan niệm, tư tưởng cũ rích, bảo thủ là kẻ địch lớn nhất của thành công. Thành công trước giờ luôn là câu chuyện mang tên "kẻ thức thời chính là anh kiệt". Jack Ma sở dĩ có thể đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử đó là do công nghệ Internet và kỷ nguyên Internet đang phát triển hơn lúc nào hết. Người có tư duy cự tuyệt Internet sẽ là người đầu tiên bị thời đại bỏ lại. Quan niệm lạc hậu, chủ yếu tới từ việc không chịu học hỏi, không chịu thay đổi, không thức thời và sáng tạo.
5. Công cụ không tiên tiến
Các công cụ tiên tiến đến từ cuộc cách mạng công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất chính. Mỗi cuộc cách mạng công nghệ đã thúc đẩy sự đổi mới trong tư tưởng và quan niệm, đồng thời đem lại những cải tiến to lớn trong công cụ sản xuất.
Chẳng hạn, trước đây, các công việc hành chính văn phòng đều được làm thủ công, in ấn chậm chạp và chất lượng kém. Nếu thiết bị in gặp trục trặc, bạn thậm chí còn phải sao chép thủ công, nếu bạn cần mười bản sao, bạn sẽ phải sao chép mười lần, quả thực rất tốn thời gian và công sức. Nhưng với sự ra đời của thiết bị in và sao chép tiên tiến, các văn phòng hiện nay đều là những văn phòng trực tuyến, nơi các tệp được lưu trữ và truyền ngay trên máy tính, bạn đọc và học trực tuyến, tiết kiệm rất nhiều so với việc sử dụng giấy. Với sự phát triển của Internet và sự phổ biến các thiết bị và phần mềm văn phòng tiên tiến như quét mã, in ấn và in laser, tốc độ và hiệu quả in ấn đã được cải thiện rất nhiều.
Hay như trong giai đoạn đại dịch vừa qua, nếu là trước kia, rất nhiều ngành nghề có lẽ sẽ phải bó tay trong bài toán làm sao để có thể vẫn duy trì hoạt động làm việc trong khi phải thực hiện dãn cách xã hội, thì ngày nay, nhờ vào những ứng dụng và phần mềm tiên tiến, chúng ta vẫn có thể dễ dàng kết nối, làm việc online mà vẫn duy trì được tới 80% hiệu quả công việc.
Thời đại công nghệ kĩ thuật, khoa học tiên tiến phát triển, các ngành nghề nếu muốn có được thành công, không chỉ cần tới một cái đầu nhạy bén mà còn cần phải cần tới những công cụ làm việc tiên tiến hỗ trợ đắc lực, có như vậy mới đạt được 100% hiệu quả dù chỉ bỏ ra 50% công sức.
6. Học hỏi không đủ nhiều
Muốn thành công, bạn bắt buộc phải không ngừng học tập tiến bộ. Học tập là một nhân tố quan trọng quyết định thành công của một người. Học tập là con đường quan trọng nâng cao tri thức và tầm hiểu biết. Học tập giúp con người ta nâng cao nhận thức, hình thành nên những tư tưởng, quan niệm mới, tư duy mới, tiếp nhận được những thứ mới. Đặc biệt là trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, kiến ​​thức và thông tin bùng nổ mọi lúc mọi nơi, việc học là đặc biệt quan trọng. Nếu không học, bạn sẽ chẳng biết gì, sẽ tụt hậu so với thời đại và cuối cùng là bị loại. Những người không học hỏi sẽ không thể trưởng thành và sẽ chẳng làm nên được thành công lớn lao gì.
7. Hành động không có lực
Chỉ biết nói mà không biết làm thì không phải hảo hán. Người không biết hành động, một việc cũng khó thành. "Rung động" không bằng "hành động". Hành động là dấu chân bước tới thành công. Bắt đầu được bước đầu tiên thôi là bạn đã thành công được một nửa. Bên cạnh đó, bỏ dở giữa chừng, không kiên trì tới cuối cùng cũng là biểu hiện của hành động không có lực. Ngoài ra, hành động không có lực còn thể hiện ở chỗ làm việc qua loa, không có ý niệm về thời gian, do dự chần chừ, không quyết đoán lúc cần thiết, sợ nguy hiểm, không có tinh thần mạo hiểm. Muốn thành công, phải hành động và kiên trì không ngừng nghỉ. Thất bại lớn nhất của mỗi người chính là từ bỏ.
8. Hiệu suất không cao
Người thành công luôn ở trong cuộc đua với thời gian, không chỉ cần chất lượng tốt, mà còn phải cần tốc độ và hiệu suất cao. Nguyên nhân khiến hiệu suất không cao có rất nhiều, chủ yếu là vấn đề về phương diện quản lý hay có liên quan tới khả năng lãnh đạo. Hiệu suất không cao chủ yếu thể hiện ở:
Một là tiết tấu và nhịp độ công việc chậm, đã quá quen thuộc với kiểu vận hành mang hiệu suất thấp.
Hai là công việc thiếu đi mục tiêu, kế hoạch, chấp hành, giám sát và kiểm tra.
Ba là phàm là việc gì cũng bắt đầu từ đầu, quen nhúng tay vào mọi việc mà không giỏi mượn lực.
Bốn là tinh thần đoàn đội và hợp tác kém, mệnh ai người nấy lo, ít giao tiếp trao đổi hay sự ăn ý trong công việc.
Năm là không giỏi quản lý, dẫn tới hiệu suất công việc thấp, buông lỏng kỉ luật.
Sáu là thiếu đi quan niệm về hiệu suất thời gian, làm việc không có tiến độ, không có giới hạn thời gian, làm cho qua loa, xong cho xong.
Bảy là đắm chìm vào trong mô thức và phương thức sống cũ rích, không muốn thay đổi, dậm chân tại chỗ, không bao giờ vượt ra khỏi được ranh giới của mất phương hướng.
9. Mô thức không đúng
Làm ăn kinh doanh kiếm tiền có mô thức tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp muốn phát triển không ngừng lớn mạnh cũng có mô thức kinh doanh riêng, xã hội muốn trật tự hòa bình sẽ phải có mô thức chính trị để vận hành. Mô thức thực ra là một phương thức vận hành, cơ chế và thể chế giúp thích ứng với phát triển dài kì và phát triển mang tính giai đoạn. Mô thức cần tới sự tìm tòi, phát hiện, thiết lập và vận hành. Một công việc nào đó, muốn phát triển lớn mạnh và có được thành công, nhất định phải có một mô thức triển khai phù hợp. Bán hàng trực tuyến là một mô thức, bảo hiểm cũng là một mô thức; Wal-Mart có mô thức riêng, Gome và Suning cũng có một mô thức, Alibaba, Telsa… tất cả đều có mô hình phát triển riêng.
Internet không chỉ là một nền tảng công nghệ, mà còn là một mô thức quan trọng để thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển kinh tế. Mô thức này bao gồm tư duy Internet, thương mại điện tử Internet, dữ liệu lớn Internet, điện toán đám mây Internet, Internet thông minh và Internet in 3D, Internet thực tế ảo, đường hầm không gian thời gian Internet, Internet vạn vật… tìm ra một mô hình phù hợp thực ra là tìm ra một phương pháp và lối tắt dẫn tới thành công.
Bạn không thành công, điều đó nói lên rằng bạn chưa tìm ra được mô thức phát triển phù hợp với mình; bạn chưa thành công, chứng minh bạn chưa nỗ lực đủ. Không phải không thể thành công, chỉ là bạn chưa làm tới nơi.

 

Những việc chúng ta nên làm khi thất bại.

  • Cần chủ động đón nhận thất bại như là một thử thách tất yếu trong cuộc sống nếu bạn muốn đi xa hơn, thành công hơn. Khi chủ động, bạn sẽ tự biết và suy nghĩ cần phải làm gì. Bạn sẽ thoải mái đối diện với thất bại để lựa chọn cho mình một quyết định hợp lý.
  • Không so sánh mình với ai khác, so sánh với chính bản thân mình ngày hôm qua. Hãy cố gắng để ngày mai của bạn tốt hơn ngày hôm nay. Bạn sẽ thấy ý nghĩa và vui hơn rất nhiều.
  • Luôn làm việc có giá trị và ý nghĩa: Gặp thất bại không phải là nằm dài, ngủ, buồn chán mà hãy cầm tờ giấy, vạch ra xem mình sai ở đâu, khó chỗ nào. Gặp thất bại không phải là lấy game, lượn lờ facebook để cho hết ngày mà cần đứng lên, rủ bạn bè đi chơi, khám phá cuộc sống. Gặp thất bại, mà chẳng coi nó là thất bại thì thật tuyệt vời.
Để đi đến thành công, bất cứ ai cũng từng ít nhất một lần trải qua những thất bại. Buồn tủi, chán nản và bỏ cuộc… đó là cách mà không ít người đã lựa chọn, và kết quả chỉ là những thất bại nối tiếp thất bại. đây là những bài học giúp bạn thành công mà những thất bại có thể “dạy” cho chúng ta.

1. Thất bại không phải là điều tồi tệ

Bài học đầu tiên, bạn nên nhớ thất bại không phải là vấn đề quá lớn. Bạn sẽ bị tổn thương và gặp phải chán nản, nhưng bạn cũng có thể nhanh chóng vực dậy tinh thần để vượt qua. Thất bại giúp ta thấy những sai lầm của bản thân, từ đó học hỏi nhiều điều và chuẩn bị mọi thứ tốt hơn.

2. Thừa nhận sai lầm.
 

Nên nhớ, phải biết thừa nhận trách nhiệm trước những sai lầm của mình mặc dù điều đó là rất khó. Nhưng việc thừa nhận những sai lầm và thất bại sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn, phát triển hơn về cả nhân cách lẫn tư duy.

3. Không phải thế giới cần thay đổi mà bạn mới cần phải thay đổi

Chúng ta thường có thói quen đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho bất cứ ai xung quanh chúng ta mỗi khi gặp phải thất bại. Nhưng thất bại đó là của bạn, không phải của hoàn cảnh hay ai khác, chỉ do chính bạn mà thôi. Vì vậy, đừng đổ thừa ai hay thứ gì mà hãy tự thay đổi chính mình mới có thể thành công.

4. Theo đuổi ước mơ

Chúng ta thường nhìn nhận thất bại dưới góc độ của sự chán nản và tầm thường. Tại sao chúng ta không thể xem thất bại như một bệ phóng cho những ước. Dù có thất bại, thậm chí là thất bại thảm hại, cũng hãy tiếp tục theo đuổi ước mơ và tìm kiếm khao khát của cuộc đời bạn.
 

5. Không ai có thể biết tất cả

Có những người thành công ở một vài lĩnh vực nhất định nhưng sẽ không ai có thể trở thành chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, đừng xấu hổ khi bạn không biết hoặc gặp thất bại. Chúng ta không phải sinh ra đã là một thiên tài hay là một người hoàn hảo, ai cũng cần phải học hỏi dần những điều không biết để được tiệm cận với hoàn hảo.

 6. Học hỏi từ những sai lầm

Sai lầm không chỉ là xin lỗi, sai lầm còn là kinh nghiệm. Điều quan trọng là bạn có biết cách rút ra những bài học quý giá từ sai lầm của bản thân hay không. Sau đó, điều cần làm là khắc phục sai lầm khi gặp phải vấn đề tương tự hay những tình huống hoàn toàn khác biệt ta đều có thể vượt qua dễ dàng.

7. Thời gian là kim cương

Bạn sẽ sớm nhận ra việc ra sức nịnh bợ sếp hay những người quyền cao chức trọng là hoàn toàn lãng phí thời gian. Nếu được công nhận, bạn phải hành động. Thời gian là vô giá và cũng là tài sản lớn nhất của bạn, hãy sử dụng nó hợp lý và cho bản thân mình, đừng lãng phí cho người khác. Vì mất thời gian cho người không cần thiết sẽ cho bạn những bài học thất bại đáng giá.

8. Nỗ lực, nỗ lực nữa, nỗ lực mãi

Đừng quá tự mãn với những gì bạn vừa làm được, vì có khi tất cả những điều đó chỉ là sự khởi đầu. Bạn cần nỗ lực không ngừng nghỉ dù có phải nếm thất bại cay đắng đến mức nào. Đó là những việc cần làm để đi trên con đường dẫn đến thành công.

9. Khẳng định bản thân

Hãy học cách nói ra suy nghĩ của mình. Bạn đừng quá hiền lành và thụ động, phải luôn mạnh mẽ để không ai có thể quyết định hay lấn át bạn. Khẳng định bản thân càng sớm càng tốt, bởi hiền lành đôi khi là nguyên nhân cho những vấn đề bạn gặp phải.

10. Tận hưởng cuộc sống

Bên cạnh việc tích cực rút kinh nghiệm thất bại thì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng đừng nhìn cuộc đời bằng ánh mắt bi quan. Hãy tận hưởng những thú vui, những vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh bạn. Tận hưởng nhưng đừng thụ hưởng bạn nhé! 

Người đăng: chiu
Time: 2021-07-30 16:57:52
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo