Suy giảm thị lực là gì?

Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng. 

Suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những ví dụ về tật khúc xạ. Những rối loạn khúc xạ này có thể chữa được bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ Lasik.

Suy giảm thị lực có thể liên quan đến các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tách võng mạc hay thoái hóa điểm vàng. Những bệnh lý này khiến cho mắt bị giảm tầm nhìn. Mục tiêu điều trị phụ thuộc vào bệnh lý của mắt, nó có thể bao gồm việc hồi phục hoàn toàn, hồi phục khả năng thị lực còn lại...

Với những đối tượng bị suy giảm thị lực không thể khắc phục được bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật thì được gọi là tầm nhìn thấp. Tầm nhìn thấp không bao gồm những trường hợp bị mù hoàn toàn bởi bạn vẫn còn khả năng nhìn với một phần thị lực còn lại.

Nếu tầm nhìn nằm trong khoảng từ 20/40 - 20/200 thì được gọi là mất thị giá từng phần.

Nếu tầm nhìn không tốt hơn ở mức 20/200 thì sẽ được coi là mù một cách hợp pháp. Tuy nhiên nó không giống như việc bị mù hoàn toàn.

Một số nguyên nhân gây suy giảm thị lực

  • Cận thị: kết quả của việc hình ảnh được tập trung ở phía trước võng mạc, vì vậy các vật thể ở xa rất khó để nhìn rõ. Tình trạng này ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Thường xuất hiện vào lúc nhỏ tuổi và giữ ổn định trong khoảng 20 năm.
  • Viễn thị: ngược lại với cận thị, hình ảnh được tập trung phía sau võng mạc, khiến cho các vật thể ở gần xuất hiện mờ đi. Trẻ em có thể bị viễn thị nhẹ khi chúng trưởng thành.
  • Loạn thị: kết hợp giữa cận thị và viễn thị, khi giác mạc có hình dạng bất thường. Do đó, mắt thiếu tập trung vào một điểm nhìn duy nhất.
  • Lão thị: thường bắt đầu ở tuổi 40, phải dùng kính để đọc sách. Cũng giống như viễn thị, lão thị là nhìn gần không rõ.
  • Bong võng mạc: Võng mạc có chức năng chuyển đổi tín hiệu ánh sáng tạo thành xung thần kinh. Tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra thì gọi là bong võng mạc. Mặc dù bong võng mạc không gây đau đớn tuy nhiên nó khiến cho thị lực bị giảm đột ngột, cần phải chữa trị ngay lập tức. Nếu võng mạc không được gắn vào thành mắt kịp thời, các tế bào võng mạc có thể bị thiếu oxy và có thể khiến bạn bị mất thị lực vĩnh viễn.
  • Bệnh mù màu: thường gặp nhất do sự rối loạn của các tế bào cảm thụ ánh sáng nhạy cảm với võng mạc, phản ứng với các tia sáng khác nhau. Tầm nhìn về màu sắc sẽ bị ảnh hưởng nếu những sắc tố đó bị khiếm khuyết hoặc các bước sóng phản ứng sai về màu sắc đó. Nam giới là đối tượng dễ bị mù màu hơn nữ giới. Rất hiếm có trường hợp nào bị mù màu hoàn toàn, họ không phân biệt được một số màu sắc nhất định.
  • Quáng gà: Trong điều kiện ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm, thị lực của họ rất kém.
  • Mỏi mắt: Thường thì mỏi mắt là do bạn quá tập trung làm một việc gì đó, chính vì vậy nếu bạn để mắt nghỉ ngơi thì chứng mỏi mắt sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Đục thủy tinh thể: đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, chiếm hơn 20 triệu người trên toàn thế giới. Thấu kính của mắt tập trung ánh sáng để có thể nhìn rõ các vật ở những khoảng cách khác nhau. Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền qua được thì gọi là đục thủy tinh thể, tình trạng này xảy ra khi chúng ta già đi. Cách tốt nhất để chữa đục thủy tinh thể là phẫu thuật.
  • Viêm kết mạc: lớp màng bao phủ nhãn cầu và mí mắt bên trong bị viêm thì gọi là viêm kết mạc. Nếu viêm kết mạc bị nhiễm trùng có thể rất dễ lây lan, tuy nhiên nó không nghiêm trọng và không gây hại cho thị lực nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Hơn 2 triệu người Mỹ mắc bệnh này và đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực giảm đột ngột và có thể bị mất không khôi phục được. Các bác sĩ thường gọi bệnh tăng nhãn áp là kẻ trộm thầm lặng vì nó xuất hiện để đánh cắp thị lực dần dần.
  • Bên cạnh đó, suy giảm thị lực còn có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân khác như:
  • Bệnh tiểu đường.
  • Ung thư mắt.
  • Bệnh bạch tạng.
  • Chấn thương mắt, chấn thương sọ não.

Cách chăm sóc mắt khi bị suy giảm thị lực

Chăm sóc mắt đúng cách hàng ngày giúp đôi mắt tránh được suy giảm thị lực sớm. Việc chăm sóc đôi mắt không phải chỉ cần khi bạn đến tuổi lão hóa mà cần được quan tâm ngay từ những ngày đầu đời. Một số thói quen cũng như một số công việc hằng ngày tưởng chừng như không liên quan đến đôi mắt, nhưng nếu chúng ta không để ý thì vô tình đã góp phần làm đôi mắt của mình bị giảm thị lực, khó có thể hồi phục lại như ban đầu.

Những thay đổi này thường diễn biến rất chậm, khó nhận biết trong một thời gian dài và nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu như con người thiếu hiểu biết về chăm sóc mắt. Vì vậy, việc tuân thủ một số nguyên tắc trong làm việc và sinh hoạt sẽ giúp giữ gìn, bảo vệ đôi mắt.

Cách chăm sóc mắt đúng cách

Lão hóa mắt là điều không ai mong muốn, vậy phải làm thế nào để giúp đôi mắt luôn sáng khỏe qua thời gian? Các chuyên gia nhãn khoa cho rằng, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp các thuốc bổ chống lão hóa mắt có thể giúp trì hoãn được sự tiến triển của bệnh, phòng tránh nguy cơ mất thị lực khi ngoài 40 tuổi, cụ thể:

Chế độ ăn uống

Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin, kẽm, lutein, zeaxathin và các khoáng chất cần thiết cho mắt: cà rốt, rau xanh, cá, trứng, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng…

Hạn chế bổ sung protein qua các loại thịt đỏ, dầu mỡ động vật…

Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Chế độ sinh hoạt

Nên khám mắt thường xuyên theo định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu lão hóa mắt, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Tập các bài luyện mắt, mát xa mắt hàng ngày, tập thể dục đều đặn.

Đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài hay khi tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử.

Với lứa tuổi học sinh, chăm sóc mắt là phải chăm sóc toàn diện, từ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đến điều trị triệt để những bệnh mắc phải. Để giảm nguy cơ tật khúc xạ, cần phải làm sao để tránh tình trạng mắt phải điều tiết quá mức, tức là giảm thời gian và cường độ làm việc của mắt.

Có nhiều cách giúp giảm căng thẳng cho mắt như tăng cường chiếu sáng trong lớp học, giảm tải chương trình học, tránh việc học thêm, hạn chế hình thức giải trí bằng xem truyền hình hay chơi game, tăng cường các hoạt động ngoài trời, ăn các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E.

Các dưỡng chất cần bổ sung để giảm quá trình suy giảm thị lực

eta-Carotene được cơ thể hấp thu và chuyển hoá thành VITAMIN A tốt cho võng mạc, giúp các bộ phận khác bên trong mắt hoạt động tốt, tăng cường sức khoẻ cho mắt và bảo vệ thị lực. Nếu thiếu vitamin A sẽ sinh ra bệnh khô mắt, chứng quáng gà, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối.

Hàm lượng vitamin C trong mắt nhiều hơn rất nhiều lần so với trong máu. Khi tuổi tác gia tăng, hàm lượng vitamin C giảm rõ rệt, nếu không được bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, lâu dần thuỷ tinh thể sẽ bị biến đổi. Do đó, vitamin C có ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa các bệnh về cườm mắt.

Vitamin E, Lutein & Zeaxathin cùng với kẽm là các chất chống oxy hoá. Mật độ sắc tố của tế bào càng dày đặc thì càng bảo vệ võng mạc mắt tốt hơn, như thế sẽ làm giảm nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người cao tuổi.

Cá ngừ, cá hồi và các loại dầu thực vật rất giàu Omega3. Đây là loại axit béo được tìm thấy có tác dụng duy trì độ ẩm thiết yếu cho mắt, ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa hội chứng khô mắt, nhất là đối với những người phải làm việc với máy vi tính hoặc sử dụng kính áp tròng.

Một chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung xen kẽ thay đổi các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho mắt, đồng thời kết hợp chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cùng với việc khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần giúp mắt luôn sáng khỏe.

Người đăng: chiu
Time: 2021-09-23 13:33:16
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo