Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng hay còn gọi là hệ miễn dịch được tạo thành từ protein, các mô cơ quan và mạng lưới các tế bào. Mạng lưới này phối hợp với nhau để nhận diện và chống lại các vi trùng, vi sinh vật có hại xâm nhập trong cơ thể hàng ngày.

Chức năng tổng thể của sức đề kháng là ngăn ngừa và hạn chế nhiễm trùng, bệnh tật do các vi sinh vật có hại gây ra.  Hệ miễn dịch rất phức tạp và phân bố khắp nơi trong cơ thể. Có nhiều tế bào miễn dịch lưu thông khắp cơ thể hoặc cư trú ở một mô cụ thể. Mỗi tế bào có một chức năng nhất định và có cách nhận biết các vấn đề khác nhau.

Phân loại sức đề kháng

Sức đề kháng được chia thành 2 loại, bao gồm sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng thu được.

– Sức đề kháng tự nhiên

Sức đề kháng tự nhiên là sức đề kháng bẩm sinh trong cơ thể con người, loại này xuất hiện ngay từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ và có vai trò bảo vệ ngay lập tức.

Sức đề kháng tự nhiên cấu thành bởi hàng rào bảo vệ bên ngoài và những thành phần bên trong cơ thể như da, mồ hôi, dịch nhầy, niêm mạc và một số loại tế bào như tế bào sát thủ tự nhiên hay đại thực bào,…

Sức đề kháng tự nhiên được truyền từ mẹ sang con từ khi bào thai mới bắt đầu hình thành. Điều này thể hiện rõ nhất trong 3 tháng cuối của thai kỳ, cơ thể của con trẻ sẽ được tiếp nhận nhiều chất đề kháng từ cơ thể người mẹ. Nhằm mục đích tạo một lớp phòng vệ vững chắc cho trẻ trước khi ra khỏi bụng mẹ. Nhiệm vụ chính của sức đề kháng là chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể như tia UV, khói bụi ô nhiễm, vi khuẩn, vi rút gây bệnh, thuốc kháng sinh,…

– Sức đề kháng thu được 

Sức đề kháng thu được chỉ xuất hiện khi có tác động từ những tác nhân bên ngoài. Có nghĩa là các loại đề kháng khi tiêm vắc xin cho cơ thể, các loại vitamin tổng hợp. Ngoài ra, cũng có thể là loại đề kháng được kích thích khi có sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại.

Tuy nhiên, sức đề kháng thu được chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn nhất định và phạm vi phòng bệnh hiệu quả cũng bị hạn chế. Bởi vì loại đề kháng này chỉ có tác dụng chống lại một số ít loại vi khuẩn, vi rút cố định có hại cho cơ thể. Nhưng nó cũng rất cần thiết bổ sung cho cơ thể, nhất là khi sức đề kháng tự nhiên đã bị giảm sút.

Những tác động làm giảm sức đề kháng là gì ? 

Sức đề kháng tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo vệ cơ thể, là lớp áo giáp giúp ngăn chặn những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi sức đề kháng bị giảm sút, hệ miễn dịch yếu đi khiến cơ thể dễ dàng mắc bệnh, nhất là bệnh lây nhiễm. Vậy sức đề kháng yếu vì lý do gì?

Theo những thông tin nghiên cứu gần đây cho biết, những yếu tố khiến sức đề kháng bị suy giảm bao gồm:

– Môi trường ô nhiễm: Sống trong một môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề khiến cơ thể bị giảm sức đề kháng. Khí thải độc hại từ các nhà máy, phương tiện giao thông hay những hóa chất độc hại có trong  phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,… Sản sinh ra nhiều khí carbon gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, làm cản trở sản sinh tế bào của hệ miễn dịch.

– Thói quen sinh hoạt: Những người thường hay thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ làm giảm lượng melanin sản sinh trong khi ngủ, kéo theo sự giảm số lượng bạch cầu. Ngoài ra, uống quá ít nước hàng ngày cũng làm giảm sức đề kháng  do không thể đào thải hết độc tố ra ngoài cơ thể.

– Căng thẳng: áp lực công việc, những khó khăn trong cuộc sống khiến bạn mệt mỏi, stress trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm sức đề kháng.

Làm Cách Nào Để Tăng Cường Sức Đề Kháng ?

Trong mùa cúm hoặc mùa sốt siêu vi, nhiều người dễ bị bệnh nhưng cũng nhiều người không bị ảnh hưởng gì cả. Bạn có bao giờ tự hỏi, vì sao mà có người lại bị bệnh thường xuyên và dễ bị cảm lạnh, cúm? Đó là do sức đề kháng của cơ thể.

Sức đề kháng là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các ‘’ kẻ thù’’ lạ mặt xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng của bạn càng mạnh, bạn càng có khả năng ít bị ốm. Với một chút thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng trong một thời gian dài có thể ức chế phản ứng miễn dịch bằng cách giải phóng hormone cortisol. Cortisol làm giảm IgA bài tiết kháng thể, qua đường ruột và đường hô hấp, đây là tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng ta chống lại mầm bệnh.

Để quản lý căng thẳng, bạn hãy thường xuyên tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu, vận động nhẹ hoặc tự do làm những điều mình thích.

Không uống nhiều rượu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống quá nhiều rượu có thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch và làm cho chức năng miễn dịch hoạt động một cách phức tạp. Tuy nhiên, uống rượu vừa phải có thể có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Cung cấp đầy đủ Vitamin A, B, C, D, E

Có một câu nói rất hay, mỗi ngày ăn một quả táo bạn không cần phải gặp bác sĩ. Điều này đúng vì vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Vitamin A, B6, C, D và E có thể giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Vitamin C là chất tăng cường lớn nhất trong tất cả các chất dinh dưỡng, thiếu vitamin C có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Bạn có thể tiếp nhận Vitamin C từ các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh, rau bina và dâu ​​tây… Bạn có thể bổ sung vitamin tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc qua các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng đề kháng là cách tốt nhất.

Uống sữa non

Sữa non là lượng sữa đầu tiên từ động vật có vú cho con bú. Ưu điểm của việc cho con bú là uống các kháng thể bảo vệ nhận được từ mẹ. Những kháng thể này là lý do khiến trẻ bú sữa mẹ thường khỏe mạnh hơn và ít có nguy cơ bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Bạn cũng có thể khai thác các kháng thể của sữa đầu tiên ở dạng bột thu được từ bò, dê và các động vật có vú khác.

Ăn nhiều rau hơn

Rau, trái cây, hạt và các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Tiêu thụ chúng hàng ngày giúp tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ gan khỏe mạnh. Các loại rau họ cải như Bông cải xanh, bắp cải, cải thảo… nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày. Gan khỏe mạnh sẽ đảm bảo cho quá trình giải độc tự nhiên trong cơ thể.

Các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung

Sử dụng bổ sung các vitamin và khoáng chất sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch mạnh mẽ. Nhiều loại thảo mộc cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Để sử dụng các thực phẩm tăng sức đề kháng hợp lý, bạn cần tư vấn của bác sĩ và tìm hiểu thêm hàm lượng cần cung cấp mỗi ngày.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên được được khoa học chứng minh giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Tập thể dục thường xuyên huy động các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng chế độ tập luyện hợp lý để đảm bảo sức khỏe vì nếu gắng sức và tập luyện liên tục có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị cúm và nhiễm virus.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể khiến phản ứng miễn dịch viêm kích hoạt, làm giảm hoạt động của các tế bào T trong cơ thể. Điều này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

Tắm nắng mặt trời vào buổi sáng sớm

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên là một trong những cách sản xuất vitamin D hiệu quả trong cơ thể. Vitamin D rất cần thiết cho hoạt động lành mạnh của hệ thống miễn dịch, vì nó giúp cơ thể sản xuất kháng thể. Hàm lượng Vitamin D thấp trong cơ thể là một trong những lý do chính gây ra các vấn đề về hô hấp. Đi bộ nhanh dưới ánh sáng mặt trời trong 10 phút 15 vào buổi sáng sớm sẽ đảm bảo đủ lượng vitamin D cung cấp cho cơ thể.

Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được sức đề kháng là gì, cũng như tầm quan trọng của sức đề kháng đối với sức khỏe. Avanta Pharma tin rằng, với những nổ lực và thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày, bạn có thể đảm bảo hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ là khỏe từ bên ngoài mà còn đảm bảo khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn từ bên trong và những cách tự nhiên được chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của một cơ thể khỏe mạnh. Nếu cần thiết, bạn nên bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như ung thư hiệu quả.

Ảnh hưởng suy giảm sức đề kháng

1.Cơ thể chậm hấp thu các chất dinh dưỡng

Thông thường, những người có sức đề kháng tốt sẽ có một bộ máy tiêu hóa tốt, và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt. Ngược lại, người có sức đề kháng yếu không chỉ có hệ thống tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, mà còn dễ bị nôn mửa, tiêu chảy khi tiêu thụ thức ăn kém vệ sinh.

2. Dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi

Người có sức đề kháng kém rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi cho dù có ngủ đủ giấc hoặc nghỉ ngơi đủ. Họ thường xuyên cảm thấy không có sức lực, suy nhược tinh thần, ủ rũ, thậm chí hay cảm thấy đau mỏi tại phần eo và phần đầu gối.

Nếu xảy ra những hiện tượng này trong thời gian dài thì cần cảnh giác, vì đây có thể liên quan đến sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch.

3. Dễ bị lây bệnh

Thời tiết giao mùa như thu và đông là điều kiện thích hợp để virus sinh sôi phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Những người có sức đề kháng kém không có đủ khả năng để chống lại các mầm bệnh này, và dễ nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là cảm lạnh và cảm cúm.

Bởi vì tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch đối với sức khỏe con người, một câu hỏi luôn được rất nhiều người quan tâm đó là làm gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể? Hãy cùng điểm qua một vài cách điển hình nhất giúp tăng đề kháng mà các nhà khoa học thường xuyên khuyến cáo.

Chính vì vậy, nếu bạn rất dễ bị bệnh, hãy nghĩ đến việc tăng cường hệ miễn dịch và chú ý đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của mình nhiều hơn. Một sức đề kháng tốt cũng khiến cho bệnh mau lành hơn và nhẹ hơn hơn một sức đề kháng kém.

Người đăng: chiu
Time: 2021-09-23 08:53:35
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo