Sale Lead là gì?

Tương tự: Sale Lead,

Sale Lead là một liên hệ tiềm năng cho doanh nghiệp. Liên hệ này được bộ phận sale tiếp nhận, trực tiếp từ bộ phận marketing. Những liên hệ này được đánh giá, lọc trước khi chuyển cho bộ phận sale. 

Sale lead thường có được thông qua sự giới thiệu của một khách hàng hiện tại hoặc thông qua phản hồi trực tiếp cho quảng cáo hoặc công khai. Bộ phận marketing của một công ty thường chịu trách nhiệm tạo ra sale lead .

Ví dụ: các doanh nghiệp thường tham gia các hội thảo, các sự kiện thương mại để có thêm lượng thông tin về kinh doanh, có thêm thông tin về các khách hàng tiềm năng mới. Đặc biệt, thông tin khách hàng tiềm năng (B2B) từ hội thảo doanh nghiệp có chất lượng cao. 

Các thông tin cần thiết của một sale lead

Tùy theo từng ngành nghề khác nhau mà cần lượng thông tin cũng khác nhau. Về cơ bản Sale Lead cần có một số thông tin:

  • Tên 
  • Số điện thoại
  • Email

Ngoài ra, một số thông tin cần thiết khác như công ty, ngành nghề, chức vụ hay tuổi tác,…Với các thông tin cơ bản trên, các sale của công ty có thể làm việc chốt đơn hoặc chăm sóc khách hàng. 

Nguồn tạo sale lead cho doanh nghiệp

Tạo ra sale lead chất lượng là vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn, bạn cần biết sale lead tạo ra từ những nguồn nào. Tối ưu hóa các nguồn đó để nâng cao số lượng và chất lượng của lead. 

Nguồn chính tạo ra các sale lead là nguồn marketing. Các nhân viên trong bộ phận marketing sẽ đưa ra các biện pháp marketing để thu thập lead về cho doanh nghiệp. Với công nghệ hiện đại và hình thức online ngày càng phát triển thì việc quản lý lead cũng cần được quan tâm, chăm sóc. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn một số nguồn thu thập lead khác như nguồn từ chính những nhân viên sale, mua danh sách lead từ các công ty, khách hàng của doanh nghiệp giới thiệu,…

Ví dụ: doanh nghiệp có thể mua danh sách khách hàng từ các công ty chuyên sản xuất sale lead. Những danh sách khách hàng này có chất lượng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tốn khác nhau. 

Các công ty cũng có thể tổ chức,  tham gia vào các sự kiện từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) để tạo khách hàng tiềm năng. 

Ví dụ về các hoạt động marketing sự kiện bao gồm các triển lãm thương mại, hội thảo trên web và các cuộc họp ăn trưa và học hỏi. Sự xuất hiện của digital marketing đã mở ra một số công cụ tạo sale lead bổ sung. Trái ngược với các kỹ thuật marketing trực tiếp, các phương pháp digital marketing như inbound marketing tập trung vào việc thu hút các sale lead thông qua nội dung trực tuyến do công ty tạo ra. Nội dung marketing trong nước có thể bao gồm các bài đăng trên blog, video, infographics. Khi tạo và xuất bản nội dung, các công ty có thể áp dụng chiến lược content marketing để quảng bá thương hiệu của bạn. 

Quy trình quản lý bán hàng

Với một doanh nghiệp quy trình bán hàng vô cùng quan trọng. Để có thể vận hành bán hàng kinh doanh hiệu quả thì không thể thiếu. 

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp:

1.Xác định mục tiêu bán hàng của bạn, lên kế hoạch  

Mục tiêu là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của bạn. Trước khi xác định mục tiêu, bạn cần chuẩn bị một số thông tin: 

  • Thông tin cần có về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp,..
  • Chân dung khách hàng tiềm năng
  • Hồ sơ cần thiết cho bán hàng: báo giá, card visit,..
  • Kế hoạch bán hàng, cụ thể chi tiết,..

2. Kế hoạch tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sau khi lên kế hoạch bán hàng, bạn cần xác định khách hàng tiềm năng có mặt ở những đâu. Truyền thống, các doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu theo vị trí địa lý, hay theo khu vực. Hiện nay, doanh nghiệp khách hàng của bạn ở phạm vi rộng hơn, có mặt nhiều trên môi trường online. Khách hàng của bạn có thể có mặt ở trên zalo, facebook,… 

3. Tiếp cận khách hàng tiềm năng 

Bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu như thông qua các công cụ Marketing như Email Marketing, SMS Marketing,….

4. Giới thiệu sản phẩm

Có hai hình thức trực tiếp mà bạn có thể giới thiệu sản phẩm như trực tiếp và Online. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm khác nhau. 

Lưu ý: khi giới thiệu sản phẩm, bạn cần nêu bật lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ mang lai. Tránh nói về nhiều tính năng, quy trình.

5.Thuyết phục và giải đáp thắc mắc của khách hàng

Phần quan trọng nhất để khách hàng đồng ý và tin dùng sản phẩm của bạn. Nhưng với ngành B2B bạn cần chăm sóc khách hàng đặc biệt, vì khách hàng của bạn chủ yếu là chủ doanh nghiệp. 

6.Thống nhất và ký kết hợp đồng

7.Chăm sóc khách hàng sau bán 

Một số doanh nghiệp Việt bỏ quên khâu chăm sóc khách hàng sau khi bán. Đó là lượng khách hàng tiềm năng cao, đem lại doanh thu lâu dài cho doanh nghiệp. 

Người đăng: hoy
Time: 2020-12-04 15:00:38
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo