Rối loạn lo âu xã hội là gì?

Rối loạn lo âu xã hội, đôi khi được gọi là ám ảnh sợ xã hội, là một loại rối loạn lo âu gây ra sự sợ hãi tột độ trong môi trường xã hội. Những người mắc chứng rối loạn này gặp khó khăn khi nói chuyện với mọi người, gặp gỡ những người mới và tham gia các hoạt động mang tính xã hội. Họ sợ bị người khác đánh giá hoặc soi mói. Họ có thể hiểu rằng nỗi sợ hãi của họ là phi lý hoặc vô lý, nhưng vẫn cảm thấy bất lực và khó để vượt qua chúng.
Lo lắng xã hội khác với nhút nhát. Sự nhút nhát thường là ngắn hạn và không làm gián đoạn cuộc sống của một người. Chứng lo âu xã hội thường kéo dài và gây suy nhược. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng của một người trong:
  • Công việc
  • Học tập
  • Phát triển các mối quan hệ ngoài gia đình
Theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA), khoảng 15 triệu người Mỹ trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Các triệu chứng của rối loạn này có thể bắt đầu vào khoảng 13 tuổi.
Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội
Tương tác xã hội có thể gây ra các triệu chứng thể chất sau:
  • Đỏ mặt
  • Buồn nôn
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Tay chân run
  • Khó giao tiếp
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Tim đập nhanhCác triệu chứng tâm lý có thể bao gồm:
  • Lo lắng dữ dội về các tình huống xã hội
  • Lo lắng nhiều ngày hoặc vài tuần trước một sự kiện nào đó
  • Né tránh các tình huống xã hội hoặc cố gắng để hòa nhập vào 1 sự kiện mà bạn phải tham dự
  • Lo lắng về việc bị xấu hổ trước một tình huống xã hội
  • Lo lắng rằng người khác sẽ nhận thấy bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng
  • Cần sử dụng rượu, bia để đối mặt với các tình huống xã hội
  • Nghỉ học hoặc nghỉ làm vì lo âu

Đôi khi cảm thấy lo lắng là điều bình thường. Tuy nhiên, khi mắc chứng sợ xã hội, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy sợ bị người khác đánh giá hoặc bị sỉ nhục trước mặt họ. Bạn có thể tránh tất cả các tình huống xã hội, bao gồm:
  • Đặt một câu hỏi
  • Phỏng vấn việc làm
  • Mua sắm
  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Nói chuyện điện thoại
  • Ăn uống tại nơi công cộng
Các triệu chứng của lo âu xã hội có thể không xảy ra trong mọi tình huống. Bạn có thể bị lo lắng có giới hạn hoặc có chọn lọc. Ví dụ: các triệu chứng có thể chỉ xảy ra khi bạn đang ăn trước mặt mọi người hoặc nói chuyện với người lạ. Bên cạnh đó, các triệu chứng cũng có thể xảy ra ở tất cả các môi trường xã hội nếu bạn gặp phải trường hợp quá nặng.

Nguyên nhân của rối loạn lo âu xã hội là gì?

Vân chưa tìm được nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại cho rằng nó được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Trải nghiệm tiêu cực cũng có thể góp phần vào chứng rối loạn này, bao gồm:
  • Bị ắt nạt
  • Gia đình mâu thuẫn
  • Bị lạm dụng tình dục
Những bất thường về thể chất như mất cân bằng serotonin cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Serotonin là một chất hóa học trong não giúp điều chỉnh tâm trạng. Khi một hạch hạnh nhân hoạt động quá mức (nơi kiểm soát phản ứng sợ hãi và cảm giác, suy nghĩ lo lắng trong não) cũng có thể gây ra những rối loạn này.Rối loạn lo âu có thể xảy ra trong gia đình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không chắc liệu chúng có thực sự liên quan đến các yếu tố di truyền hay không. Ví dụ, một đứa trẻ có thể phát triển chứng rối loạn lo âu thông qua việc bắt chước, học hành vi của một trong những người thân mắc chứng rối loạn lo âu. Trẻ em cũng có thể phát triển chứng rối loạn lo âu do được nuôi dạy trong môi trường kiểm soát hoặc bảo vệ quá mức.

Chẩn đoán Rối loạn Lo âu Xã hội

Không có xét nghiệm y tế nào để kiểm tra chứng rối loạn lo âu xã hội. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng sẽ chẩn đoán chứng ám sợ xã hội từ mô tả các triệu chứng của bạn. Họ cũng có thể chẩn đoán rối loạn này sau khi đánh giá các kiểu hành vi nhất định.
Trong buổi đánh giá, chuyên gia tâm lý có thể sẽ yêu cầu bạn giải thích các triệu chứng của mình. Họ cũng sẽ yêu cầu bạn nói về các tình huống gây ra các triệu chứng của bạn. Tiêu chuẩn cho chứng rối loạn lo âu xã hội bao gồm:
• thường xuyên sợ hãi các tình huống xã hội do sợ bị sỉ nhục hoặc xấu hổ
• cảm thấy lo lắng hoặc hoảng sợ trước một tương tác xã hội
• nhận ra rằng nỗi sợ hãi của bản thân là vô lý
• lo lắng làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn

Điều trị rối loạn lo âu xã hội
Có một số phương pháp điều trị có sẵn cho chứng rối loạn lo âu xã hội. Kết quả điều trị và mức độ đáp ứng sẽ là khác nhau ở mỗi người. Một số người chỉ cần một loại điều trị. Tuy nhiên, những người khác có thể yêu cầu nhiều hơn. Nếu bạn đi khám tại các bệnh viện, các bác sĩ có thể giới thiệu bạn tới những trung tâm can thiệp tâm lý, kết hợp với sử dụng thuốc.

Các lựa chọn điều trị cho chứng rối loạn lo âu xã hội bao gồm:
Liệu pháp nhận thức hành vi
Liệu pháp này giúp bạn học cách kiểm soát sự lo lắng thông qua thư giãn và hít thở, cũng như cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực.
Kỹ thuật phơi nhiễm
Loại liệu pháp này giúp bạn dần dần đối mặt với các tình huống xã hội, thay vì trốn tránh chúng.
Trị liệu nhóm
Liệu pháp này giúp bạn học các kỹ năng và kỹ thuật xã hội để tương tác với mọi người trong môi trường xã hội. Tham gia trị liệu nhóm với những người có cùng nỗi sợ hãi có thể khiến bạn bớt cảm thấy cô đơn. Việc này sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để thực hành các kỹ năng mới của bạn.

Các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

Dùng ít caffein
Thực phẩm như cà phê, sô cô la và soda là chất kích thích và có thể làm tăng lo lắng.
Ngủ nhiều hơn
Bạn nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Thiếu ngủ có thể làm tăng lo lắng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng ám ảnh sợ xã hội.
Các bác sỹ có thể kê đơn thuốc điều trị lo âu và trầm cảm nếu tình trạng của bạn không cải thiện với liệu pháp và thay đổi lối sống. Những loại thuốc này không chữa khỏi chứng rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, chúng có thể cải thiện các triệu chứng của bạn và giúp bạn hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Có thể mất đến ba tháng để dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng của bạn.
Các loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội bao gồm Paxil, Zoloft và Effexor XR. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể kê đơn với liều lượng thuốc vừa phải và tăng dần đơn thuốc của bạn để tránh tác dụng phụ.
Các tác dụng phụ thường gặp của những loại thuốc này bao gồm:
  • Mất/ khó ngủ
  • Tăng cân
  • Đau bụng
  • Giảm ham muốn tình dục
Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về những lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc để quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn.

Triển vọng nào cho Rối loạn Lo âu Xã hội

Theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA), khoảng 36% những người mắc chứng lo âu xã hội không đi khám hoặc can thiệp tâm lý cho đến khi họ có các triệu chứng trong ít nhất 10 năm.
Những người mắc chứng ám sợ xã hội có thể dựa vào ma túy và rượu để đối phó với chứng lo âu do giao tiếp xã hội gây ra. Nếu không được điều trị, chứng ám sợ xã hội có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ cao khác, bao gồm:
  • Nghiện chất, bia rượu
  • Cảm thấy cô độc
  • Có suy nghĩ tự tử
Sẽ có triển vọng đối với những người mắc chứng lo âu xã hội khi điều trị đúng cách. Trị liệu, thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể giúp nhiều người đối phó với lo âu và hoạt động hiệu quả khi ở trong các tình huống xã hội.
Nỗi ám ảnh xã hội không nhất thiết phải kiểm soát cuộc sống của bạn. Mặc dù có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, liệu pháp tâm lý và / hoặc thuốc có thể giúp bạn bắt đầu cảm thấy bình tĩnh hơn và tự tin hơn trong các tình huống xã hội.
Kiểm soát ám sợ của bạn bằng cách:
  • nhận biết các yếu tố kích hoạt khiến bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng hoặc mất kiểm soát
  • luyện tập thư giãn và kỹ năng thở

Điều trị

  • Liệu pháp nhận thức-hành vi

  • Đôi khi là một SSRI

Ám ảnh sợ xã hội hầu như luôn luôn là mãn tính, và điều trị là cần thiết.

Liệu pháp nhận thức-hành vi có hiệu quả đối với ám ảnh sợ xã hội. Liệu pháp nhận thức-hành vi liên quan đến việc dạy cho các bệnh nhân để họ nhận thức được và kiểm soát những suy nghĩ lệch lạc và những niềm tin sai lệch của họ cũng như hướng dẫn họ về liệu pháp phơi nhiễm (phơi nhiễm có kiểm soát với tình huống gây lo âu-xem Liệu pháp phơi nhiễm ).

Các SSRI và benzodiazepin có hiệu quả đối với ám ảnh sợ xã hội, nhưng các thuốc SSRI dường như thích hợp trong hầu hết các trường hợp vì không giống như các thuốc benzodiazepin, chúng dường như không gây trở ngại cho liệu pháp hành vi nhận thức.

Chẹn β có thể được sử dụng để giảm nhịp tim nhanh, run, và đổ mồ hôi xuất hiện ở những bệnh nhân đang bị căng thẳng trong cuộc trình diễn trước công chúng, nhưng những loại thuốc này không làm giảm lo âu.



  Người đăng: chiu
Time: 2021-09-24 12:26:57
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo