Quần đảo là gì?

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều 46 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển định nghĩa: ""Quần đảo" là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.

Các quần đảo thường có ở các biển hở, thông với đại dương. Quần đảo có thể nằm sát đất liền tuy vậy không nhiều bằng các quần đảo ngoài khơi. Các quần đảo hình thành chủ yếu do hoạt động núi lửa, nằm dọc theo các lằn đáy biển trồi lên bởi hoạt động của vỏ Trái Đất hoặc các vùng biển có các dòng nham thạch sát dưới vỏ này. Rất nhiều quần đảo vẫn đang trong quá trình thay đổi do bào mòn hoặc bồi đắp.

Dựa trên quy định của Điều 46 Công ước luật biển năm 1982, quần đảo không chỉ đơn giản là một tập họp nhiều đảo mà còn có sự gắn kết giữa các đảo trong tập hợp đó. Cụ thể, chỉ được coi là quần đảo nếu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sau:

+ Là một tập hợp các đảo: Quần đảo phải là tập hợp gồm một dãy, chuỗi hoặc một nhóm đảo. Công ước luật biển năm 1982không đưa ra yêu cầu về số lượng chính xảc các đảo họp thành quần đảo. Trong thực tiễn của các quốc gia, số lượng các đảo của một quần đảo phải nhiều hơn 2 đảo. Khái niệm quần đảo của Công ước luật biển năm 1982 được mở rộng hơn bởi việc thừa nhận thêm các bộ phận khác của quần đảo như các vùng nước tiếp liền giữa các đảo trong quần đảo và các thành phần tự nhiên khác có liên quan.

+ Các đảo trong quần đảo tạo thành một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thể về mặt lịch sử: Mặc dù không yêu cầu về số lượng các đảo họp thành quần đảo nhưng Công ước luật biển năm 1982 đòi hỏi các đảo trong quần đảo phải có tính tổng thể, được xác định bởi tính phụ thuộc giữa tất cả các bộ phận của đảo trên cả ba phương diện: Địa lý, kinh tế, chính trị hay được coi là như thế về mặt lịch sử. Nếu thiếu đi mối liên hệ này thì các đảo dù nằm gần nhau cũng không được gọi là quần đảo mà thường chỉ được coi là nhóm đảo. Tuy nhiên, Công ước luật biển năm 1982 chưa có quy định cụ thể về các căn cứ để xác định sự thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi là như thế về mặt lịch sử giữa các đảo của quần đảo. Dựa vào thực tiễn quan hệ quốc tế, đặc biệt là phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế (Phán quyết của ICJ trong vụ Ngư trường Anh - Nauy 1951), sự thống nhất đó được xác định dựa trên:

1.1 Về địa lý của quần đảo

Các đảo trong quần đảo phải có sự gần gũi về địa lý, cụ thể là khoảng cách giữa các đảo phải đủ gần để được xem là một tổng thể về mặt địa lý. Khoảng each này không chỉ tạo ra sự liên kết giữa các đảo mà còn giữa đảo với các vùng biển tiếp liền. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các đảo là bao nhiêu để tạo ra sự gắn kết về địa lý là vấn đề gây tranh luận giữa các quốc gia tại các hội nghị luật biển.

1.2 Về kinh tế của quần đảo

Phải có mối quan hệ về kinh tế giữa các đảo với những vùng biển xung quanh. Mối quan hệ này có thể được xác định dựa trên:

+ Sự phụ thuộc của người dân sống trên đảo vào nguồn tài nguyên của các vùng biển bao quanh: Tài nguyên này là cơ sở có ý nghĩa nguồn sống cho người dần, sự cạnh tranh trong việc khai thác tài nguyên có thể gây khó khăn cho sự sinh sổng tại đây;

+ Sự phụ thuộc đó phải được thiết lập đối với tất cả các đảo và các vùng biển bao quanh trong quần đảo;

+ Có bằng chứng về việc khai thác tài nguyên của quốc gia đối với các vùng biển bao quanh trong một thời gian.

1.3 Về chính trị của quần đảo

Sự gắn kết chính trị giữa các đảo trong quần đảo phải chặt chẽ. Các đảo trong quần đảo phải đặt dưới chủ quyền của một quốc gia độc lập sao cho ngoài các quan tâm về tính thống nhất giữa dân cư các đảo thì mối quan tâm chung về an ninh phải có sức thuyết phục. Đảm bảo an ninh cho một đảo phải được đặt trong sự đảm bảo an ninh của các đảo bên cạnh cũng như sự đảm bảo an ninh chung của cả quần đảo. Chính vì vậy, quốc gia phải duy trì sự kiểm soát cần thiết đổi với tất cả các đảo cũng như các vùng biển bao quanh. Sự kiểm soát này là nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, ngăn ngừa và trừng trị các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.

- Sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử: Trong một số trường hợp, mặc dù không thể chứng minh được sự thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị giữa các đảo, tập hợp các đảo vẫn có thể được coi là quần đào nếu như có sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử. Điều đó có nghĩa là việc quốc gia khai thác, sử dụng các đảo với tính chất là các bộ phận hợp thành quần đảo đã được tiến hành trong một thời gian dài mà không gặp phải sự phản đối của quốc gia khác.

Trong bốn yếu tố trên, sự gắn kết về địa lý và chính trị là các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính tổng thể của các đảo trong quàn đảo. Sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử chỉ là yếu tố có tính chất thay thế khi không thể chứng minh (hoặc chứng minh không đầy đủ) sự gắn kết về địa lý, chính trị và kinh tế giữa các đảo trong quần đảo. Tuy nhiên, việc xác định danh nghĩa lịch sử để chứng minh sự gắn kết giữa các đảo, trong rất nhiều trường hợp, không được sự chấp thuận của các quốc gia liên quan, đặc biệt khi quốc gia có quần đảo tham vọng mở rộng chủ quyền lãnh thổ của mình làm ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia khác trong khu vực cũng như lợi ích chung của cộng đồng quốc tế trong việc sử dụng các đường hàng hải.

Người đăng: chiu
Time: 2021-09-22 15:03:27
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo