Phương pháp Wyckoff là gì?

Tương tự: Phương pháp Wyckoff

Phương pháp Wyckoff được phát triển bởi Richard Wyckoff vào đầu những năm 1930. Phương pháp này bao gồm một loạt các nguyên tắc và chiến lược ban đầu được thiết kế cho giới giao dịch và các nhà đầu tư. Wyckoff đã dành nhiều nặm để giảng dạy và các công trình của ông có ảnh hưởng lớn đến các lý thuyết phân tích kỹ thuật (TA) hiện đại. Phương pháp Wyckoff ban đầu được áp dụng cho thị trường chứng khoán, nhưng giờ đây nó được áp dụng cho tất cả các loại thị trường tài chính.

Nhiều công trình của Wyckoff được lấy cảm hứng từ các phương pháp giao dịch của các nhà giao dịch lừng lẫy khác (đặc biệt là Jesse L. Livermore). Ngày nay, Wyckoff được đánh giá ngang hàng với những người có tầm ảnh hưởng khác, như Charles H. Dow, và Ralph N. Elliott.

Wyckoff cũng đã phát triển các Thử nghiệm Mua và Bán cụ thể, cũng như một phương pháp đồ thị duy nhất dựa trên biểu đồ Điểm và Hình (P&F). Mặc dù các thử nghiệm giúp nhà giao dịch phát hiện các điểm để tham gia thị trường tốt hơn, phương pháp P&F được sử dụng để xác định các mục tiêu giao dịch. 

Ba quy luật của Wyckoff

Quy luật cung cầu

Quy luật đầu tiên quy định rằng giá sẽ tăng khi cầu lớn hơn cung và giảm trong trường hợp ngược lại. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của thị trường tài chính và chắc chắn không phải là quy luật riêng trong các công trình của Wyckoff. Chúng tôi có thể biểu diễn quy luật đầu tiên bằng ba phương trình đơn giản:

  • Cầu > Cung = Giá tăng

  • Cầu < Cung>

  • Cầu = Cung = Giá hầu như không đổi ( biến động ít)

Nói cách khác, quy luật đầu tiên của Wyckoff chỉ ra rằng cầu vượt quá cung sẽ khiến giá tăng vì số người mua lớn hơn số người bán. Nhưng, trong trường hợp người bán nhiều hơn người mua, cung sẽ vượt cầu và điều đó sẽ khiến giá giảm.

Nhiều nhà đầu tư sử dụng Phương pháp Wyckoff và so sánh các xu hướng giá và khối lượng giao dịch để có thể hình dung rõ hơn mối quan hệ giữa cung và cầu. Điều này giúp họ có thể dự đoán các biến động thị trường trong tương lai.

Quy luật nguyên nhân và hệ quả

Theo quy luật này, sự khác biệt giữa cung và cầu không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của nhiều giai đoạn chuẩn bị cũng như các sự kiện cụ thể. Theo Wyckoff, giai đoạn tích lũy (nguyên nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến giai đoạn tăng giá (hệ quả). Ngược lại, giai đoạn phân phối (nguyên nhân) cuối cùng sẽ dẫn đến giai đoạn giảm giá (hệ quả).

Wyckoff đã áp dụng một kỹ thuật vẽ đồ thị độc đáo để ước tính các tác động mà một nguyên nhân có thể gây ra. Nói cách khác, ông đã tạo ra các phương pháp xác định mục tiêu giao dịch dựa trên các giai đoạn tích lũy và phân phối. Điều này giúp ông có thể ước tính xu hướng thị trường có thể kéo dài bao lâu sau khi thoát khỏi vùng hợp nhất hay phạm vi giao dịch (trading range).

Quy luật nỗ lực so sánh với kết quả

Quy luật thứ 3 của Wyckoff tuyên bố rằng những thay đổi về giá của tài sản là kết quả của các nỗ lực và được thể hiện bằng sự thay đổi trong khối lượng giao dịch. Nếu giá tài sản biến động theo cách hòa hợp với khối lượng giao dịch, có nhiều khả năng xu hướng sẽ tiếp tục. Nhưng, nếu khối lượng giao dịch và giá tài sản có sự khác biệt đáng kể thì xu hướng thị trường có khả năng dừng lại hoặc đổi hướng.

Chẳng hạn, hãy tưởng tượng rằng thị trường Bitcoin bắt đầu hợp nhất với khối lượng giao dịch rất cao sau một thời gian giảm giá kéo dài. Khối lượng giao dịch lớn cho thấy một nỗ lực lớn, nhưng nếu thị trường có xu hướng đi ngang (biến động ít) cho thấy nỗ lực nhỏ. Vì vậy, có rất nhiều giao dịch mua bán Bitcoin trên thị trường, nhưng giá không giảm nhiều. Tình huống như vậy có thể chỉ ra rằng xu hướng giảm giá có thể kết thúc, và thị trường sắp chuyển hướng.

Quy luật về người vận hành đằng sau

Wyckoff đã đưa ra ý tưởng về người vận hành đằng sau (composite man hoặc composite operator) như một nhân vật tưởng tượng đứng sau thị trường. Ông đề xuất rằng các nhà đầu tư và nhà giao dịch nên nhìn nhận thị trường chứng khoán như thể có một thực thể duy nhất đang kiểm soát thị trường này. Điều này sẽ giúp họ có thể dễ dàng theo dõi các xu hướng của thị trường.

Về bản chất, người vận hành đằng sau chính là thế lực đại diện cho tất cả những người chơi lớn nhất (những người có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường), chẳng hạn như những người giàu có và các nhà đầu tư là các tổ chức. Thị trường sẽ luôn vận động theo cách có lợi nhất cho người vận hành đằng sau này và để đảm bảo người vận hành này luôn có thể mua vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao. 

Hành vi của người vận hành đằng sau thường ngược lại hành vi của phần lớn các nhà đầu tư cá nhân, mà theo quan sát của Wyckoff thường là sự thua lỗ. Nhưng theo Wyckoff, người vận hành đằng sau sử dụng một chiến lược có thể dự đoán được phần nào, bởi vậy các nhà đầu tư có thể học hỏi từ các chiến lược đó.

Hãy sử dụng khái niệm về người vận hành đằng sau để mô tả một phiên bản đơn giản về chu kỳ thị trường. Một chu kỳ như vậy bao gồm bốn giai đoạn chính: tích lũy, tăng giá, phân phối và giảm giá.

Tích lũy

Người vận hành đằng sau tích lũy tài sản trước hầu hết các nhà đầu tư. Giai đoạn này thường được thể hiện dưới dạng một thị trường có xu hướng đi ngang. Việc tích lũy này được thực hiện dần dần để tránh việc giá tăng hoặc giảm đáng kể.

Tăng giá

Khi người vận hành đằng sau đã nắm giữ đủ cổ phiếu và lực bán ra gần cạn kiệt, anh ta sẽ bắt đầu đẩy thị trường lên. Một cách tự nhiên, xu hướng mới nổi này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và khiến nhu cầu tăng lên.

Trong thời kỳ thị trường tăng giá có thể xảy ra một số giai đoạn tích lũy. Chúng ta có thể gọi chúng là các giai đoạn tái tích lũy , trong đó giá tạm dừng tăng và đi ngang trong một thời gian, trước khi tiếp tục tăng giá.

Thị trường tăng giá thúc đẩy các nhà đầu tư khác mua vào. Cuối cùng, ngay cả những người bình thường cũng trở nên hào hứng và tham gia vào thị trường. Tại thời điểm này, cầu lớn hơn cung.

Phân phối

Trong giai đoạn tiếp theo, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các tài sản của mình. Anh ta bán các tài sản sinh lời của mình cho những người tham gia thị trường muộn. Thông thường, giai đoạn phân phối được đánh dấu bằng một xu hướng đi ngang của thị trường, trong đó các nhu cầu mua vào được thỏa mãn cho đến khi không còn nhu cầu nữa.

Giảm giá

Ngay sau giai đoạn phân phối, thị trường bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại. Nói cách khác, sau khi người vận hành đằng sau đã bán một lượng lớn các phiếu của mình, anh ta bắt đầu đẩy thị trường xuống. Cuối cùng, cung trở nên lớn hơn nhiều so với nhu cầu và thị trường giảm giá.

Tương tự như giai đoạn tăng giá, trong giai đoạn giảm giá, thị trường cũng có thể có các giai đoạn phân phối lại. Về cơ bản, đây là những giai đoạn hợp nhất ngắn hạn giữa các đợt giảm giá lớn. Trong đó có thể bao gồm các giai đoạn hồi phục tạm thời (Dead Cat Bounces) hoặc cái gọi là bẫy tăng giá (bull trap), trong đó một số người mua bị đánh lừa tin tưởng rằng thị trường sẽ đổi hướng nhưng điều đó đã không xảy ra. Khi giai đoạn giảm giá kết thúc, một giai đoạn tích lũy mới sẽ bắt đầu.

Sơ đồ Wyckoff

Sơ đồ giai đoạn tích lũy và giai đoạn phân phối có lẽ là các kết quả phổ biến nhất trong các công trình của Wyckoff - ít nhất là trong phạm vi cộng đồng tiền điện tử. Những mô hình này chia các giai đoạn Tích lũy và Phân phối thành các giai đoạn nhỏ hơn, từ giai đoạn A đến giai đoạn E cùng với nhiều Sự kiện Wyckoff, được mô tả ngắn gọn dưới đây.

Sơ đồ tích lũy

  • Giai đoạn A

Lực bán ra giảm, và xu hướng giảm giá của thị trường bắt đầu chậm lại. Giai đoạn này thường được đánh dấu bằng sự gia tăng khối lượng giao dịch. Hỗ trợ sơ bộ (Preliminary Support) chỉ ra rằng thị trường xuất hiện một số lượng người mua, nhưng vẫn không đủ để ngăn chặn thị trường đi xuống.

Đỉnh bán (Selling Climax-SC) được hình thành bởi một hoạt động bán mạnh mẽ khi các nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây thường là một điểm có độ biến động cao, trong đó việc bán ra do hoảng loạn tạo ra một thị trường dưới dạng đồ thị hình nến và bấc lớn. Thị trường nhanh chóng đi lên, hoặc Hồi phục tự động (Automatic Rally-AR), do cầu nhanh chóng theo kịp cung. Nói chung, phạm vi giao dịch (TR) của Sơ đồ giai đoạn tích lũy được xác định bởi khoảng cách giữa đáy là điểm SC và đỉnh là điểm AR.

Như có thể thấy từ tên gọi của nó, Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST) xảy ra khi thị trường giảm xuống gần khu vực SC để thử nghiệm liệu xu hướng giảm giá đã thực sự kết thúc hay chưa. Tại thời điểm này, khối lượng giao dịch và biến động thị trường không lớn. Mặc dù ST thường tạo điểm đáy ở mức thấp hơn so với SC, nhưng điều này không phải luôn luôn như vậy.

  • Giai đoạn B

Dựa trên Luật nguyên nhân và hệ quả của Wyckoff, Giai đoạn B có thể được coi là Nguyên nhân dẫn đến Hệ quả.

Về cơ bản, Giai đoạn B là giai đoạn hợp nhất, trong đó Người vận hành đằng sau tích lũy một số lượng tài sản lớn nhất. Trong giai đoạn này, thị trường có xu hướng thử nghiệm cả mức cầm cự và mức hỗ trợ của phạm vi giao dịch.

Có thể có nhiều  Thử nghiệm thứ cấp (ST) trong Giai đoạn B. Trong một số trường hợp, chúng có thể tạo ra các đỉnh cao hơn (bẫy tăng giá) và đáy thấp hơn (bẫy giảm giá) so với các điểm SC và AR của Giai đoạn A.

  • Giai đoạn C

Một giai đoạn tích lũy C điển hình bao gồm một điểm được gọi là Nhảy vọt (spring). Đây thường là cái bẫy cuối cùng trước khi thị trường bắt đầu đạt đến các đáy ở mức cao hơn. Trong Giai đoạn C, người vận hành đằng sau đảm bảo rằng thị trường còn rất ít nguồn cung, tức là những nhà đầu tư nếu nắm giữ các tài sản đã bán ra.

Điểm nhảy vọt này thường phá vỡ các mức hỗ trợ để ngăn chặn các nhà giao dịch và đánh lừa nhà đầu tư. Đây có thể là một nỗ lực cuối cùng để mua cổ phiếu ở mức giá thấp hơn trước khi thị trường tăng giá trở lại. Đây là bẫy giảm giá để các nhà đầu tư bán lẻ bán ra các cổ phiếu của mình. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mức hỗ trợ vẫn có hiệu quả và điểm nhảy vọt đơn giản là không xảy ra. Nói cách khác, có thể có các Sơ đồ tích lũy bao gồm tất cả các yếu tố khác nhưng không có điểm Nhảy vọt.Tuy nhiên, sơ đồ tổng thể vẫn tiếp tục có hiệu lực.

  • Giai đoạn D

Giai đoạn D thể hiện quá trình chuyển tiếp từ Nguyên nhân sang Hệ quả. Nó nằm giữa vùng tích lũy (Giai đoạn C) và sự phá vỡ phạm vi giao dịch (Giai đoạn E). 

Thông thường, trong Giai đoạn D, thị trường có khối lượng giao dịch và biến động lớn. Nó thường có Sự hỗ trợ điểm gần nhất ((Last Point Support (LPS)), khiến thị trường giảm sâu hơn hơn trước khi tăng giá. LPS thường xuất hiện trước khi xảy ra sự phá vỡ các mức kháng cự, từ đó khiến thị trường đạt đến các mức giá cao hơn. Điều này cho thấy Các dấu hiệu sức mạnh ((Signs of Strength (SOS), khi các mức kháng cự trước đó trở trước trở thành các mức hỗ trợ hoàn toàn mới.

Có thể có nhiều hơn một hỗ trợ điểm gần nhất (LPS) trong Giai đoạn D. Ở giai đoạn này khối lượng giao dịch thường tăng lên trong khi thử nghiệm các dòng hỗ trợ mới. Trong một số trường hợp, giá có thể tạo ra một vùng hợp nhất nhỏ trước khi có thể phá vỡ phạm vi giao dịch lớn hơn và chuyển sang Giai đoạn E.

  • Giai đoạn E

Giai đoạn E là giai đoạn cuối cùng của Sơ đồ giai đoạn tích lũy. Nó được đánh dấu bởi sự thoát ra rõ ràng khỏi phạm vi giao dịch do nhu cầu thị trường tăng. Đây là khi phạm vi giao dịch bị phá vỡ một cách hiệu quả và thị trường bắt đầu tăng giá.

Sơ đồ giai đoạn phân phối

Về bản chất, Sơ đồ giai đoạn phân phối hoạt động theo hướng ngược lại với giai đoạn tích lũy và các biến động trong giai đoạn này được gọi tên bằng những thuật ngữ hơi khác biệt.

  • Giai đoạn A

Đây là giai đoạn đầu tiên, khi thị trường bắt đầu tăng chậm lại do cầu giảm. Nguồn cung sơ bộ (Preliminary Supply-PSY) cho thấy có một lực lượng người bán ra xuất hiện, mặc dù vẫn không đủ mạnh để ngăn chặn xu hướng tăng. Sau đó Đỉnh mua vào (Buying Climax-BC) được hình thành bởi một lực mua mạnh. Điều này thường được gây ra bởi những nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và mua theo cảm tính. 

Tiếp theo, sự tăng giá mạnh mẽ gây ra một Phản ứng tự động (Automatic Reaction-AR), khi thị trường đáp ứng các nhu cầu mua vào. Nói cách khác, người vận hành đằng sau bắt đầu phân phối các cổ phiếu của mình cho những người tham gia vào thị trường muộn.  Thử nghiệm thứ cấp (Secondary Test-ST)  xảy ra khi thị trường xem xét lại khu vực BC , tạo ra một đỉnh cao hơn trên đồ thị.

  • Giai đoạn B

Giai đoạn B của giai đoạn Phân phối đóng vai trò là vùng hợp nhất (Nguyên nhân) diễn ra trước khi thị trường giảm giá (Hệ quả). Trong giai đoạn này, người vận hành đằng sau dần dần bán các tài sản của mình, đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khiến các nhu cầu suy giảm. 

Thông thường, các dải trên và dưới của phạm vi giao dịch được thử nghiệm nhiều lần, có thể bao gồm các bẫy giảm giá và tăng giá. Đôi khi, thị trường sẽ di chuyển trên mức kháng cự do BC tạo ra, dẫn đến một ST việc thị trường đi lên cũng có thể được gọi là Upthrust (UT).

  • Giai đoạn C

Trong một số trường hợp, thị trường sẽ đưa ra một bẫy tăng giá cuối cùng sau giai đoạn hợp nhất. Nó được gọi là UTAD hay Upthrust After Distribution (Tăng giá sau phân phối). Về cơ bản, nó trái ngược với Accumulation Spring (nhảy vọt ở giai đoạn tích lũy).

  • Giai đoạn D

Giai đoạn D của giai đoạn phân phối gần như là một hình ảnh phản chiếu của giai đoạn tích lũy. Nó thường có Last Point of Supply (LPSY) (Điểm cung cấp cuối cùng) ở giữa phạm vi, tạo một đỉnh thấp hơn trên đồ thị. Từ thời điểm này, các LPSY mới được tạo ra - xung quanh hoặc bên dưới vùng hỗ trợ. Một Sign of Weakness (SOW) (Dấu hiệu Điểm yếu rõ ràng) xuất hiện khi thị trường phá vỡ bên dưới các đường hỗ trợ.

  • Giai đoạn E

Giai đoạn cuối cùng của giai đoạn Phân phối đánh dấu sự khởi đầu của một xu hướng giảm giá, với sự phá vỡ rõ ràng dưới phạm vi giao dịch do cung áp đảo mạnh mẽ so với cầu.

Người đăng: hoy
Time: 2020-11-19 17:11:19
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo