Lưỡng tính là gì?

Lưỡng tính là một hiện tượng hoặc sự vật mang hai đặc tính có nguồn gốc hoặc bản chất khác nhau hoặc đối lập, trái ngược nhau.

Lưỡng tính ở con người:

Lưỡng tính dục là khi một người nam giới hoặc nữ giới có hấp dẫn tình dục với cả hai giới. Người lưỡng tính dục có thể quan hệ tình dục với người bạn tình thuộc cả hai giới, đây là việc không phải bao giờ cũng xảy ra, ThS.BS Nguyễn Hồ Vĩnh Phước, Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, cho biết

Theo báo cáo Janus (xuất bản năm 1993 ở Mỹ) về hành vi tính dục người, 5% nam giới và 3% phụ nữ tự nhận thấy bản thân là lưỡng tính.

Ở một thống kê khác tại Hoa Kỳ năm 2014 ghi nhận tỷ lệ người lưỡng tính là 0,7%. Do thuộc nhóm số ít trong cộng đồng, nên xu hướng tính dục lưỡng tính bị cộng đồng xem như "khác lạ".

Không phải lúc nào xu hướng tính dục của một người cũng được biểu lộ ra bên ngoài để những người khác nhìn thấy, rất khó để có thể nhận dạng một người lưỡng tính. Ngay cả người lưỡng tính trong độ tuổi thiếu niên cũng có sự xung đột nội tâm, nhất là khi họ tự nhận thấy mình “cũng thích” người cùng giới. Hầu hết họ tìm mọi cách chối bỏ “một nửa” đồng giới và tìm cách thích ứng với lối sống của “một nửa còn lại” khác giới. Đôi khi cho đến tuổi trưởng thành, những người này vẫn chưa tìm được lời giải cho những thắc mắc của chính họ về xu hướng tính dục của bản thân.

Có nhiều người thắc mắc: nếu cảm nhận mình cùng lúc đều có cảm xúc tính dục với cả hai giới thì có các biện pháp y khoa nào để sàng lọc giúp nhận thấy rõ hơn, chính xác hơn mình có phải lưỡng tính hay không? Bác sĩ Vĩnh Phước chia sẻ việc thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm sinh hóa về hormone sinh dục, chẩn đoán hình ảnh, nhiễm sắc thể đồ… chỉ giúp nhận diện phần “giới”. Còn phần “tính” thì chỉ có người “trong cuộc” mới hoàn toàn biết rõ họ thuộc về “thế giới” nào.

Vẫn còn nhiều định kiến cho rằng "dị tính là bình thường còn lưỡng tính là bệnh và cần được chữa trị".

Theo các tài liệu khoa học về giới tính, xu hướng tính dục là một trong những yếu tố tạo nên tính dục ở người, đặc trưng là sự hấp dẫn bền vững về mặt tình cảm và tình dục với một người thuộc một giới nào đó.

Những xu hướng tính dục thường ghi nhận thấy ở người là: xu hướng tính dục khác giới (heterosexual), xu hướng tính dục đồng giới (homosexual), xu hướng lưỡng tính dục (bisexual).

Một số báo cáo về giới tính còn đề cập đến xu hướng tính dục thứ tư là không có hấp dẫn tính dục với bất kì giới nào (asexual). Tuy nhiên, tỷ lệ người dị tính thường chiếm phần lớn, trong khi các xu hướng tính dục còn lại có tỷ lệ ít hơn.

Đa số các báo cáo khoa học và khuyến cáo hiện nay hướng đến việc thấu hiểu và hỗ trợ những người có xu hướng tình dục thuộc nhóm thiểu số hơn là tìm cách chữa trị họ.

Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách các rối loạn tâm thần. Từ đó, các bác sĩ tâm thần không còn tập trung điều trị để hướng một người có xu hướng tính dục đồng giới trở thành khác giới.

Lưỡng tính ở động vật

Trong sinh học, một sinh vật lưỡng tính là một sinh vật có cơ quan sinh dục và tạo nên giao tử của cả giống đực và cái. Ở nhiều nhóm động vật (chủ yếu là động vật không xương sống), không có sự phân biệt về giống ở mỗi cá thể. Trong những nhóm này, sự lưỡng tính là điều hiển nhiên, tạo nên một dạng sinh sản hữu tính mà mỗi cá thể đều có thể là "đực" hay "cái". Ví dụ, đa số động vật sống đuôi, thân mềm có phổi và sên lãi là động vật lưỡng tính. Sự lưỡng tính cũng hiện diện ở một số loài cá và một ít động vật có xương sống khác. Đa phần thực vật cũng lưỡng tính.

Ước tính có chừng 65.000 loài động vật lưỡng tính. Số loài động vật lưỡng tính chiếm khoảng 0,7% trong tổng số ước tính 8,6 triệu loài động vật trên Trái đất.

Lưỡng tính ở thực vật

Ở thực vật, như với hầu hết động vật, bộ phận đực gắn liền với sản xuất tinh trùng và bộ phận cái gắn với trứng. Do vậy, ở thực vật có hoa và thực vật hạt trần, bộ phận đực sản xuất phấn hoa (có chứa tinh tử), và bộ phận cái có một hoặc nhiều bầu nhụy (chứa trứng hay còn gọi là noãn). Ta sẽ bỏ qua thực vật sản xuất bào tử, như cây dương xỉ và rêu tản, vì vòng đời của chúng phức tạp hơn, nhưng chúng cũng có bộ phận đực và bộ phận cái.

Có vài loài thực vật thật ra chỉ là đực hoặc chỉ là cái. Cây ngân hạnh, kiwi, cây gai dầu, và liễu đều chỉ có một bộ phận tạo ra hoặc phấn hoa hoặc hạt. Về mặt thực vật, chúng được biết đến là thực vật đơn tính khác gốc, và chiến lược của chúng đảm bảo giao phối cùng giống.

Thú vị là, nhiều cây trồng trên phố là thực vật khác gốc, và để tránh sự lộn xộn của hoa và quả, trước đây chỉ có cây đực được trồng nhiều. Không may là, điều này đã chứng tỏ là một thất bại trong quy hoạch đô thị, vì chứng dị ứng phấn hoa ở vài nơi đã trở nên tệ hơn, do mật độ cây đực dày đặc sản sinh rất nhiều phấn hoa.

Cây ngân hạnh (bạch quả) là thực vật đơn tính khác gốc, nghĩa là chúng chỉ là cây đực hoặc chỉ là cây cái.

Tuy nhiên, hầu hết thực vật đều là lưỡng tính, nghĩa là mỗi cây có cả bộ phận đực và cái. Ở thực vật có hoa, những bộ phận này có thể sinh sản cùng nhau trong cùng một bông hoa lưỡng tính, hoặc các bông hoa chỉ có thể là đực (có nhị) hoặc chỉ có thể là cái (có nhụy).

Nhiều loài hoa có tính hình hượng nhất, như hoa hồng, hoa loa kèn, và tulip, là lưỡng tính, và nhụy hoa thường được vây quanh bởi nhị hoa. Những loài thực vật lưỡng tính khác, như cây bí, ngô, và cây bạch dương, có hoa trung tính. Nghĩa là, có hoa là đực và có hoa là cái, nhưng cả hai đều được hình thành trên cùng một cây. Điều này cũng xuất hiện ở hầu hết thực vật lá kim. Phấn hoa sinh ra ở nón đực bị gió thổi tới nón cái để thụ phấn.

Người đăng: dathbz
Time: 2020-07-20 14:12:56
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo