Lồng đèn là gì?

Lồng đèn là một dụng cụ phát sáng cầm tay hoặc đặt cố định có giá đỡ hoặc giá treo dùng để chiếu sáng một không gian rộng. Đèn lồng có thể được dùng để báo hiệu, truyền tin bằng tín hiệu giống như đuốc hoặc làm nguồn sáng cho các hoạt động ngoài trời như cắm trại. Những cái có độ sáng yếu thường được dùng để trang trí.

Từ lâu, hình ảnh tết trung thu luôn gắn liền với chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Để làm đèn trung thu phải trải qua nhiều công đoạn… Và dù cuộc sống có thay đổi từng ngày, dù có nhiều loại đồ chơi đắt tiền ra đời… nhưng chiếc đèn trung thu vẫn xuất hiện thật trang trọng vào mỗi dịp rằm tháng 8 đến.

Những chiếc lồng đèn đủ sắc màu được chế tạo từ các vật dụng gần gũi với đời sống hằng ngày như giấy, vải, lụa, giấy nilon nhiều màu, tre và nến nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Chiếc lồng đèn trung thu truyền thống có đa dạng hình dáng như đèn cá chép, đèn ông sao, đèn kéo quân,... đã trở thành món quà chất chứa bao hoài niệm tuổi thơ của mỗi người và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Lồng đèn ông sao

Đây là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám. Không khó để bắt gặp những chiếc lồng đèn đủ sắc màu với hình dáng ngôi sao năm cánh được bao bởi một vòng tròn được bày bán ở hầu hết các cửa hàng. Loại lồng đèn này có cách tạo khá đơn giản, ban đầu được làm từ loại giấy nilon ngũ sắc và về sau này thì các nghệ nhân còn trang trí thêm các hoạt tiết, dây kim tuyến đủ màu trông bắt mắt và hợp thời đại hơn.

Hình ảnh ngôi sao 5 cánh được bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành âm dương trong phong thủy, vì thế chiếc lồng đèn này tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật.

Lồng đèn cá chép

Đèn cá chép là một trong những lồng đèn truyền thống và mang nhiều ý nghĩa đối với trẻ em. Hình ảnh cá chép không chỉ gắn liền với những truyền thuyết thời xa xưa mà còn hiện diện trong đời sống của người dân Việt Nam từ bao đời nay.

Cá chép xuất hiện trong truyền thuyết vượt vũ môn để hóa rồng, là phương tiện đưa ông Táo về trời vào ngày 28 tết âm lịch hằng năm,... Vì thế chiếc lồng đèn cá chép mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cố gắng không ngừng và vươn lên vượt khó trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, lồng đèn cá chép còn được trang trí rất lung linh và lộng lẫy với giấy nilon đỏ cùng các họa tiết đủ màu khác.

Lồng đèn kéo quân

Có nguồn gốc từ Trung Hoa nên chiếc lồng đèn kéo quân này gắn liền với ý niệm tưởng nhớ đến vua Lục Đức, một người vừa tài giỏi mưu lược lại còn giàu lòng hiếu nghĩa trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

Chiếc lồng đèn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho ông bà cha mẹ.

Lồng đèn tròn

Ở Việt Nam, lồng đèn tròn là loại thường được bán suốt cả năm, giống như đèn ông sao, vì thế nó không chỉ phục vụ cho hoạt động vui chơi rước đèn của trẻ em trong dịp Trung thu mà còn được dùng để trang trí. Với hình dáng tròn và lấp lánh bởi ánh nến phát ra từ bên trong, người ta cho rằng đây là biểu tượng cho mặt trăng vào ngày rằm tháng tám, vừa tròn lại vừa sáng rực. Hiểu rộng ra thì đây còn thể hiện cho sự tôn vinh nét đẹp nhẹ nhàng của thiên nhiên (ánh trăng) cùng ước nguyện cảm tạ trời đất cho một mùa màng bội thu.

Với những chia sẻ trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được ý nghĩa của những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống rồi phải không nào? Hãy tìm cho mình một chiếc lồng đèn mang nhiều ý nghĩa mà bản thân muốn nhất và xoắn tay áo làm ngay thôi nào. Chỉ với những vật liệu đơn giản là bạn đã có thể làm ra những chiếc lồng đèn trung thu cho chính mình hoặc mang tặng cho mọi người rồi.

Ý nghĩa của chiếc lồng đèn trung thu

Làm đèn trung thu là một tục lệ lâu đời. Vậy ý nghĩa của chiếc lồng đèn trung thu là gì? Từ xa xưa có một câu chuyện lan truyền rằng: Con cá chép vàng nọ tu luyện thành tinh, sau khi hóa phép thành người thì trêu chọc và lừa phụ nữ. Thấy vậy, ông Bao Công chỉ cho người dân mang đèn cá chép và nhiều loại hình động vật khác treo trước cửa nhà để cá quỷ không đến quấy nhiễu. Từ đó đến nay, cứ đến dịp trung thu là nhà nhà thả cá chép xuống hồ và treo nhiều loại đèn, cho những đứa trẻ rước đèn để cùng vui chơi dưới đêm trăng và xua đuổi những điều xấu.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn trung thu có thể phát sáng và phát nhạc. Tuy nhiên, những chiếc đèn trung thu truyền thống vẫn giữ được vị thế của mình. Rất nhiều gia đình lựa chọn tự làm đèn trung thu thủ công từ vật liệu tái chế như giấy, vỏ lon bia, vỏ hộp sữa… không kém phần tinh tế và xinh xắn cho các con. Việc làm đèn thường không khó vì nguyên liệu rất dễ tìm, giá thành rẻ, nhưng điều quan trọng nhất là cha mẹ muốn tìm về ký ức ngày xưa, đồng thời mang lại niềm vui, những kỷ niệm đáng nhớ cho con trong ngày rằm tháng 8. Xem thêm làm lồng đèn trung thu bằng giấy xinh lung linh.

Hình ảnh chiếc đèn trung thu gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của mỗi người Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy sẽ vẫn mãi được lưu truyền qua những hoạt động ý nghĩa như làm đèn trung thu, làm mặt nạ giấy bồi, múa lân, phá cỗ… mỗi dịp rằm tháng 8 về.

Người đăng: chiu
Time: 2021-09-20 21:28:33
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo