Hội chứng sợ bị lãng quên - Fear of missing out - FOMO là gì?

Tương tự: Hội chứng sợ bị lãng quên,Fear of missing out,FOMO

Năm 2013, cụm từ “Fear of missing out” (FOMO-Hội chứng sợ bị lãng quên) đã được thêm vào cuốn từ điển nổi tiếng thế giới-Từ điển Oxford. Theo Từ điển Oxford, FOMO được hiểu một cách đơn giản là cảm giác sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ một điều gì đó. Những người mắc hội chứng FOMO là những người luôn có cảm giác bất an và thậm chí đôi khi là ám ảnh về việc người xung quanh sẽ đạt được một điều gì đó mà mình không đạt được. Từ đó, hội chứng này thôi thúc người mắc thực hiện một hành động gì đó tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm.

Trước đây, khi công nghệ còn ở mức lạc hậu, con người giao tiếp và thu nhận thông tin chủ yếu là trực tiếp thông qua hình thức trực diện. Nay, với sự phát triển của các kênh truyền thông, đặc biệt là internet, các hình thức giao tiếp của con người đã thay đổi và mở rộng ra các tương tác trên mạng xã hội. Công nghệ hiện đại và dịch vụ mạng xã hội cung cấp cơ hội để mọi người tham gia xã hội với chi phí cực thấp. Điều này làm cho hội chứng FOMO trở nên trầm trọng hơn. Sự phổ biến của nhiều loại mạng xã hội cũng như hàng loạt trang tin tức khiến FOMO ngày càng trở nên phổ biến.

Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân gây ra FOMO là do thiếu hụt sự thỏa mãn tinh thần tức thời hoặc dài hạn. FOMO phát sinh từ sự thiếu hạnh phúc. FOMO là một bệnh lý về tâm thần chỉ sự bất ổn về cảm xúc. Điều này đã được chứng minh là có liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và chứng nghiện internet. Những người mắc chứng FOMO có nhiều khả năng bị lôi cuốn vào các ứng dụng truyền thông xã hội như: Facebook, Twitter... Họ sử dụng các ứng dụng này như một nỗ lực để chứng tỏ bản thân và cảm thấy dễ dàng hơn khi tương tác qua phương tiện truyền thông xã hội hơn là giao tiếp trực tiếp với người khác. Khi mọi người sử dụng công nghệ để khẳng định mình bằng cách chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc, họ sẽ gián tiếp gửi đi thông điệp “Tôi chia sẻ vì vậy tôi tồn tại”.

FOMO phát sinh từ sự thiếu hạnh phúc. ‘

Các kết quả nghiên cho thấy những người có mức độ hài lòng thấp đối với các nhu cầu cơ bản về năng lực, sự độc lập và mối quan hệ có mức độ sợ bỏ lỡ cao hơn, tương tự như những người kém vui và kém hài lòng với cuộc sống.’ Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng facebook thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn. Thực tế thì bạn đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và bạn tìm kiếm đến mạng xã hội, kiểm tra điện thoại / email để cảm thấy tốt hơn. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG CÒN BỊ FOMO? FOMO xảy ra là do chúng ta đang hướng ra bên ngoài quá nhiều thay vì hướng vào bên trong, chúng ta đi tìm sự vui vẻ, thỏa mãn, hạnh phúc ở bên ngoài cũng như bạn đang không cảm thấy hài lòng với hiện tại. Sau đây là một số giải pháp để giảm bị FOMO: Học cách biết ơn Kiri mỗi ngày thường tìm kiếm 3 điều để biết ơn trong cuộc sống. Có thể là lớn cũng có thể là nhỏ. Nhưng biết ơn sẽ giúp chúng ta trân trọng vài hài lòng hơn với những gì mình đang có. Người ta hay nói câu là “Có không giữ, mất đừng tìm” bởi vì lúc đó mọi thứ gần như đã muộn rồi. Ví dụ như là: “Mình biết ơn vì giường đã cho mình giấc ngủ thoải mái”. “Mình biết ơn vì bạn A đã lắng nghe mình”. “Mình biết ơn ba mẹ vẫn đang ở bên cạnh mình”. Đặt ra giới hạn Bạn có thể nhắc nhở bản thân là chỉ kiểm tra facebook, email mỗi 2 tiếng 1 lần chẳng hạn. Hoặc chỉ 2-3 lần một ngày. Không sử dụng điện thoại khi nói chuyện với bạn bè. Nếu có thể, bạn có thể để điện thoại ở nhà luôn, hoặc tắt máy trong thời gian đó. Hướng vào bên trong Dành thời gian để thiền định, tản bộ, hay đọc sách là những cách rất hay để các bạn có thể quan sát suy nghĩ, nhận ra bản thân mình thực sự cần gì.

Biểu hiện của FOMO là gì?

Trước đây, con người giao tiếp và thu nhận thông tin chủ yếu là trực tiếp thông qua giao tiếp trực diện với nhau. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, các hình thức giao tiếp của con người đã thay đổi và mở rộng ra các tương tác trên mạng xã hội. Các công nghệ hiện đại (điện thoại thông minh) và các dịch vụ mạng xã hội (Facebook, Twitter) cung cấp cơ hội rộng mở để mọi người tham gia xã hội với chi phí cực thấp. Điều này làm cho hội chứng FOMO trở nên trầm trọng hơn.

Biểu hiện đặc trưng của FOMO là gì?

Bạn đã từng cố gắng mua 1 cái iphone mới cho theo kịp trào lưu, mặc dù không sử dụng hết tính năng hoặc các tính năng vẫn y nguyên như cái điện thoại đang dùng? Nếu đã từng như vậy thì xin chia buồn, bạn nằm trong số những người bị hội chứng sợ bị lãng quên (FOMO). Bạn sợ ai cũng có iPhone mới mà bạn thì không. Thế là hi sinh vài tháng lương cho con iPhone mà bạn cũng chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin và lướt Facebook. Nhưng tin vui cho bạn là, bạn không phải là duy nhất hoặc thuộc số hiếm những người bị hội chứng FOMO.
 

Có một thống kê cho thấy khoảng 56% số người sử dụng mạng xã hội có mắc phải hội chứng FOMO. Sự phổ biến của nhiều loại mạng xã hội cũng như hàng loạt trang tin tức khiến cho FOMO ngày càng trở nên phổ biến hơn.

FOMO khiến bạn liên tục kiểm tra Facebook để không bỏ lỡ những thông tin từ bạn bè, từ các ngôi sao, thần tượng của mình? Bạn sợ bị bỏ lỡ những thông tin “nóng” để “chém gió” với bạn bè.

Bạn liên tục kiểm tra status/hình mà bạn post lên facebook, cứ vài phút là lướt newsfeed một lần

Bạn chụp hình tất cả mọi thứ, từ đồ ăn cho đến mọi nơi bạn đến.

Bạn thường xuyên cảm thấy điện thoại rung, dù thực ra không có gì cả.

Bạn kiểm tra điện thoại / email liên tục. Bạn sẽ không yên tâm nếu không làm điều đó thường xuyên?

Bạn ngày càng phụ thuộc vào Internet vào những gì bạn thấy trên Newsfeed. Bạn lo lắng khi cảm thấy bị ngắt kết nối.

Và nghiêm trọng nhất khi bạn luôn để mở mọi lựa chọn, đặc biệt là không cam kết vào một mối quan hệ tình cảm nhất định.

Những hành động nhất thời này có thể khiến bạn cảm thấy bớt lo lắng trong giây lát, nhưng rồi sẽ cuốn bạn chạy theo những dòng cập nhật vô tận trên mạng hay không thể cảm thấy yên bình trong tâm trí.

FOMO gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của mọi người và góp phần vào tâm trạng tiêu cực và cảm giác chán nản đối với cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra hội chứng FOMO là gì?

Từ lăng kính lý thuyết về nhu cầu tâm lý, FOMO có thể được quy cho sự thiếu hụt sự thỏa mãn tinh thần tức thời hoặc dài hạn. FOMO phát sinh từ sự thiếu hạnh phúc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người có mức độ hài lòng thấp đối với các nhu cầu cơ bản về năng lực, sự độc lập và mối quan hệ có mức độ sợ bỏ lỡ cao hơn, tương tự vậy với những người kém vui và kém hài lòng với cuộc sống.

FOMO là một bệnh lý về tâm thần chỉ sự bất ổn về cảm xúc. Điều này đã được chứng minh là có liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và chứng nghiện internet. Những người mắc chứng FOMO có nhiều khả năng bị lôi cuốn vào các ứng dụng truyền thông xã hội như Facebook và Twitter. Họ sử dụng các ứng dụng này như một nỗ lực để chứng tỏ bản thân và cảm thấy dễ dàng hơn khi tương tác qua phương tiện truyền thông xã hội hơn là giao tiếp trực tiếp với người khác.
 

Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội đến FOMO

Các dịch vụ truyền thông xã hội như Facebook, Foursquare và Twitter là các công cụ công nghệ để tìm kiếm kết nối xã hội và cung cấp những kỳ vọng về mức độ tham gia xã hội lớn hơn. Tuy nhiên, thói quen sử dụng không lành mạnh có thể ngăn cản các tương tác xã hội hiện tại. Khi mọi người sử dụng công nghệ để khẳng định mình bằng cách chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, họ sẽ gián tiếp gửi đi thông điệp “Tôi chia sẻ vì vậy tôi tồn tại”, điều này có thể khiến mọi người hiểu sai về bản chất của kết nối hoặc tương tác xã hội. Nếu ngày càng có nhiều người cố gắng tìm kiếm sự mới lạ để chia sẻ với người khác và thu hút sự chú ý của họ, có lẽ họ sẽ dần dần cảm thấy bị cô lập và trống rỗng hơn.

Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng facebook thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn. Thực tế thì bạn đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và bạn tìm kiếm đến mạng xã hội, kiểm tra điện thoại / email để cảm thấy tốt hơn.
 

Các trang truyền thông xã hội đã trở thành một yếu tố đóng góp lớn cho cảm giác sợ bị lãng quên. Mọi người tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho mình từ các trang truyền thông xã hội vì ghen tị với những bài đăng và cuộc sống của người khác. Phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một vị trí dễ tiếp cận, nằm ở vị trí trung tâm để mọi người liên tục làm mới thông tin và tìm hiểu những gì người khác đang làm vào một thời điểm nào đó. Snapchat đã đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới. Mọi người đăng các câu chuyện Snapchat, là một bộ sưu tập các hình ảnh và video kéo dài 24 giờ, về gần như mọi thứ trong cuộc sống của họ. Đây có thể là bất cứ điều gì từ hình ảnh bữa ăn của họ cho đến một video của buổi hòa nhạc họ đang tham dự. Điều này cho phép người dùng thấy tất cả những điều thú vị mà bạn bè của họ đã thực hiện, khiến hội chứng FOMO được thiết lập. Các nhà nghiên cứu tại hai trường đại học Đức đã xem dữ liệu của Facebook và thấy rằng mọi người có cảm giác tiêu cực khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội vì họ nhìn thấy dường như toàn bộ những người bạn của họ đều có cuộc sống thật “hoàn hảo”, trong khi họ thì không có điều đó.

Những người bị hội chứng FOMO thường có xu hướng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn vì họ cảm thấy cần phải luôn “kết nối”. Trước khi mạng xã hội và điện thoại di động phát triển như hiện nay, mọi người thường chỉ biết bạn bè của họ đang làm gì khi ở bên họ. Tuy nhiên ngày nay, mọi người có thể tìm kiếm những gì họ bỏ lỡ chỉ bằng một nút bấm.

Ứng dụng của FOMO trong marketing

Các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sử dụng sự hấp dẫn của FOMO trong kỷ nguyên công nghệ mới. Các thương hiệu và công ty thường thông báo cho khách hàng của họ về những trải nghiệm hoặc giao dịch “không thể bỏ lỡ” (ví dụ: chiến dịch “Đừng bỏ lại phía sau” của AT & T, chiến dịch “Giữ quyền lực” của Duracell, chiến dịch “Mặt trời mọc” của Heineken). Đặc biệt, chiến dịch “Mặt trời mọc” của Heineken nhằm mục đích khuyến khích uống rượu có trách nhiệm bằng cách miêu tả việc uống rượu quá mức như một cách để bỏ lỡ những phần tốt nhất của bữa tiệc, và tránh đi những cảnh báo phổ biến mà mọi người thường sử dụng trước đây rằng uống rượu có nguy cơ đối với sức khỏe.
 

FOMO trong lĩnh vực đầu tư, tài chính. Tại sao nhà đầu tư thường hay dính đỉnh dính đáy

Nhà đầu tư cũng là con người như bao con người khác. Đặc biệt với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và không có “Cái đầu lạnh” là những người thường xuyên mắc phải FOMO. FOMO là một hội chứng tâm lý khá trầm trọng, mà nhà đầu tư phải đối mặt mỗi ngày.

FOMO từng “giết chết” thị trường tài chính thế giới nhiều lần trong lịch sử. Gần đây nhất là bong bóng dotcom đầu tư vào các công ty internet những năm 2000 tại Mỹ. Lúc đó, hội chứng FOMO bùng nổ và ai cũng sợ là mình sẽ bỏ lỡ làn sóng này, thế là người người nhà nhà nhảy vào mua cổ phiếu của các công ty gán nhãn công nghệ một quyết liệt mà thậm chí không cần biết công ty đó làm gì và có thật hay không. Sau khi bong bóng DOTCOM tan vỡ, nhiều công ty internet quay về giá trị thực bằng không, khiến đa số nhà đầu tư thua lỗ, phá sản.

Hội chứng FOMO ở Việt Nam chúng ta thấy là các làn sóng đầu tư vào chứng khoán năm 2007, vàng và bất động sản năm 2008 – 2010. Các làn sóng như vậy thúc đẩy hội chúng FOMO của các nhà đầu tư không am hiểu khiến họ nhảy vào trong làn sóng đó bởi sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm nhiều tiền.
 

Hay gần đây kênh đầu tư tiền ảo trở lên khá hot đặc biệt với Bitcoin và làn sóng ICO. Giá Bitcoin đột nhiên tăng lên gấp vài lần chỉ trong thời gian ngắn. Điều này khiến các nhà đầu tư chưa kịp mua vào Bitcoin “nháo nhào” nhảy vào mua vì sợ bỏ lỡ một xu hướng tăng mạnh mẽ của Bitcoin trong tương lai.Thậm chí nhiều người đầu tư vào các dự án ICO “lạ tai” mà thậm chí chưa biết dự án đó làm gì, và không đủ kiến thức để đánh giá tính khả thi và mô hình của dự án đó như thế nào.

Hội chứng FOMO có tác động diện rộng lên thị trường, khiến cho thị trường bị bong bóng.

“Khi thị trường tham lam thì đó là lúc nên rời cuộc chơi và hãy đi vào khi mọi người đang sợ hãi” đó là một trong những tôn chỉ đầu tư nổi tiếng nhằm cảnh tỉnh hội chứng FOMO.

FOMO là đa cấp, lừa đảo

Các tổ chức hay cá nhân sử dụng hội chứng FOMO này như là một cách để lừa đảo. Bọn chúng đưa nạn nhân vào các hội thảo, vẽ ra những công nghệ hoặc kênh đầu tư mới, sau đó cho “chim mồi” chen nhau để mua hàng hoặc tham gia đầu tư. Các nạn nhân do tâm lý yếu, thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên lập tức bị FOMO, sợ bị lỡ mất cơ hội ngàn vàng trở thành tỷ phú, thế là vội vàng xuống tiền đầu tư, ngờ đâu đó là cái bẫy được giăng sẵn.Tất cả những thứ như hội thảo hoành tráng, khách hàng chen lấn xô đẩy, công nghệ mới…là những thứ để tạo hội chứng FOMO mà thôi.

Làm thế nào để không bị FOMO?

FOMO xảy ra là do chúng ta đang hướng ra bên ngoài quá nhiều thay vì hướng vào bên trong, chúng ta đi tìm sự vui vẻ, thỏa mãn, hạnh phúc ở bên ngoài cũng như trong tâm hồn bạn đang không cảm thấy hài lòng với hiện tại.
Việc tự nhận ra chúng ta bị FOMO là rất khó, bởi nó liên quan đến vấn đề tự nhận thức bản thân, điều này là vô cùng khó đối với hầu hết mọi người. Và chỉ có nhận ra được bản thân đang mắc FOMO chúng ta mới có thể khắc phục được nó.
Để khắc phục FOMO chúng ta có thể thực hiện các điều sau:
  • Hãy học cách biết ơn mỗi ngày, bạn có thể tự mình tìm kiếm những điều để biết ơn trong cuộc sống. Điều đó có thể là lớn cũng có thể là nhỏ. Ví dụ như: “Mình biết ơn vì sáng nay mình vẫn thức dậy được với một cơ thể khoẻ mạnh”. “Mình biết ơn vì mọi người lắng nghe mình”. “Mình biết ơn vì cuộc sống vẫn cho mình công việc để làm”. Người ta hay nói “Có không giữ, mất đừng tìm” bởi vì lúc đó mọi thứ gần như đã muộn rồi. Do đó, hãy học cách biết ơn và trân trọng hài lòng hơn với những gì mình đang có. Bạn không phải là người khác và không thể sống cuộc đời của người khác, giống người khác, hãy trân trọng hiện tại và kiên định với kế hoạch cho tương lai. Hãy sống đùng với mục đích và sứ mệnh cuộc sống của bạn.
  • Hãy học cách hướng vào bên trong. Thay vì theo đuổi và quan tâm đến cuộc sống của người khác, hãy dành thời gian để hướng vào bản thân, quan tâm đến bản thân nhiều hơn. Các yếu tố bên ngoài không thể làm bạn tốt hơn, không thể làm bạn tiến bộ, do đó, thay vì quan tâm đến cuộc sống của người khác, hãy tạo nên một kế hoạch cho bản thân mình. Thiền định, tản bộ, hay đọc sách là những cách rất hay để các bạn có thể quan sát suy nghĩ, nhận ra bản thân mình thực sự cần gì.
  • Hãy biết đặt ra giới hạn. “Tôi thật sự không thể bỏ qua việc quan tâm đến bên ngoài, vậy cách mà tôi có thể sử dụng để giảm thiểu FOMO là gì? Trong trường hợp này, bạn có thể nhắc nhở bản thân là chỉ kiểm tra facebook, email mỗi 2 tiếng 1 lần chẳng hạn. Hoặc chỉ 2-3 lần một ngày. Không sử dụng điện thoại khi nói chuyện với bạn bè. Nếu có thể, bạn có thể để điện thoại ở nhà luôn, hoặc tắt máy trong thời gian đó.

Nếu tôi được quảng cáo một kênh đầu tư lợi nhuận cực cao thì sao? Tôi có nên lo lắng về FOMO hay không?

Một kênh đầu tư với lãi suất “trên trời” luôn là phi thực tế. Nếu lãi suất tầm gấp đôi ngân hàng là bắt đầu thấy phi thực tế rồi đó. Không hề có kênh đầu tư nào với lãi suất cao như vậy cả. Bởi nếu lãi cao họ hoàn toàn có thể tự mình sử dụng và không bao giờ nói cho người khác biết. Đặt địa vị là bạn thôi, bạn sẽ làm gì nếu có một kênh đẻ ra gấp đôi tiền trong 1 tháng? Chắc hẳn bạn sẽ không nghĩ đến chuyện chia sẻ đâu, nhất là với những người chẳng chút quen biết nào. Hãy cẩn trọng và đọc lại định nghĩa FOMO là gì ở phía trên.

Nếu bạn vẫn bị FOMO và đang hối tiếc sau lần quảng cáo thứ hai, hãy chịu khó kiểm tra tư cách của người kêu gọi đầu tư và tư cách pháp lý cũng như những quy định về pháp luật trước khi đầu tư. Tôi hiểu, FOMO rất khó tránh và lợi nhuận trước mắt rất khó để từ chối, cách nói của mấy bọn lừa đảo cũng vậy. Vì nắm tâm lý FOMO nên bọn lừa đảo thường ăn mặc bóng bẩy, thể hiện sự giàu có, am hiểu, đồng thời hay sáng tác các câu chuyện từ nghèo khó chuyển thành giàu có, nhằm khiến chúng ta suy nghĩ rằng tại sao họ làm được mà mình không làm được, từ đó thôi thúc bỏ tiền vào đầu tư. Nhưng trước khi bắt tay và dao con dao cho họ đâm mình, hãy cố gắng bớt chút thời gian để tìm hiểu về họ cái đã.

FOMO rất nguy hiểm cho xã hội nói chung và đầu tư tài chính nói riêng. Việc nhận diện và “tự chữa” FOMO là điều cần thiết. Nếu không làm được điều này, chúng ta đã, đang và sẽ sống một cuộc sống buồn tẻ của người khác, và sẽ buồn hơn, nếu bạn là một nhà đầu tư, bởi FOMO sẽ ngốn của bạn khá nhiều tiền đó, chưa kể đến sẽ khuynh gia bại sản.

Người đăng: thún
Time: 2021-03-19 01:24:07
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo