Hành động xã hội là gì?

Hành động xã hội là một khái niệm cơ bản của xã hội học được nhiều tác giả đề cập tới như M. Weber, V. Pareto, T. Parsons,.. Có thể hiểu hành động xã hội là hành động của con người, tuy nhiên, không phải hành động nào của con người cũng là hành động xã hội.

Ví dụ: hành động một đứa trẻ khóc một mình khi buồn, hành động này chủ thể hành động thực hiện một mình, không có sự chứng kiến của người khác, cùng không định hướng vào người khác, hành động này không được gọi là hành động xã hội, nhưng nếu đứa trẻ khóc ăn vạ bố mẹ đòi mua đồ chơi mình thích, nhưng bố mẹ không đồng ý và nó đã dùng hành động khóc với mong muốn bố mẹ mua đồ chơi cho. Hành động này gọi là hành động xã hội vì định hướng tới bố mẹ, tác động tới bố mẹ bởi theo cách mà đứa trẻ nhận thức được nếu đòi bố mẹ không mua cứ khóc thật to, thật lâu là bổ mẹ sẽ mua cho.

Đối tượng của xã hội học là hành động xã hội

Hiện thực xã hội là khách thể chung của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để tự xác định bản sắc của mình, mỗi ngành phải tìm thấy lát cắt đối tượng nghiên cứu của bản thân từ cái khách thể chung đó. Một trong những cách thức xác định lát cắt tiếp cận xã hội học là xem đối tượng nghiên cứu cơ bản của nó là hành động xã hội.

Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối. Đối với các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy.

Trong xã hội học, người có công đầu tiên nghiên cứu và định nghĩa hành động xã hội là Max Weber, ông đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán cho nó những ý nghĩa nhất định và hướng vào người khác”

Theo khái niệm của Weber, hành động xã hội có hai đặc trưng sau:

Một là ý nghĩa do cá nhân hay một nhóm người gán cho hành động: hành động xã hội bao giờ cũng mang một ý nghĩa nhất định nào đấy mà người thực hiện hành động đó có thể ý thức với các mức độ khác nhau. Ý nghĩa của hành động có thể mang giá trị chung cho cả cộng đồng xã hội hoặc chỉ mang giá trị riêng của người thực hiện hành động xã hội.

Hai là sự định hướng hành động vào người khác. Đối tượng của hành động là người khác, là những người xung quanh, là xã hội. Đặc trưng này làm cho hành động xã hội có khuôn mẫu nhất định bởi vì khi hướng tới người khác, các chủ thể của hành động phải hiểu biết và tuân thủ các quy tắc, các chuẩn mực nhất định.

Tóm lại: hành động xã hội được thực hiện có định hướng tới người khác theo một cách nào đó, đây là hành động có chủ đích, có sự tính toán, suy nghĩ. Con người không tồn tại độc lập mà sống trong thế giới xã hội, do đó mọi hành động của con người đều lên quan đến người khác.

Cấu trúc của hành động xã hội

Gồm có 2 cấu trúc sau:

- Cẩu trúc chức năng-, hành động gồm có nhiều thành phan tạo lên, mỗi thành phần này thực hiện một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, các thành phần này có mối liên kết với nhau chặt chẽ để đạt được mục tiêu xác định.

- Cấu trúc hệ thống: Mỗi hành động xã hội gồm nhiều bộ phận, một tiểu hệ thống và chúng tồn tại tương đối độc lập nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Do vậy, trong mỗi hành động xã hội có khi có sự thay đổi bất kỳ bộ phận nào cũng kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống.

Tóm lại: Hành động xã hội là một hệ thống xã hội có cấu trúc nhất định gồm các thành phần liên kết với nhau bằng những mối liên hệ chức năng. Thông qua hành động xã hội con người hoàn thiện và biến đổi bản thân và làm biển đổi xã hội.

Đặc điểm

  • Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức.
  • Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của cá nhân.
  • Hành động xã hội có tên gọi nhất định, nhờ đó các chủ thể nhận biết được ý nghĩa của hành động, biết nên hành động đến đâu để điều khiển và kiểm soát hành động.
  • Hành động xã hội diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và thường được coi như một phương thức đặc biệt của quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài và hoạt động đó được tạo thành trong việc cải tạo thế giới cho phù hợp với các mục đích của con người.
  • Hành động xã hội thường nâng các thành phần xã hội hướng đến sự thay đổi tư cách của những cá thể khác.
  • Hành động xã hội bị quy định bởi môi trường xã hội cụ thể, nó liên quan chặt chẽ tới bối cảnh xã hội, chịu sự kiểm soát của bối cảnh xã hội và sự kiềm chế xã hội.
  • Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân.
  • Hành động xã hội luôn luôn phù hợp với vị thế xã hội. Chính vì vậy, khi hành động các chủ thể thường cân nhắc nên hành động như thế nào cho phù hợp với vị thế của mình.

 Phân loại hành động xã hội

Hành động xã hội là hoạt động sổng của cá nhân cũng như của toàn bộ đời sống xã hội. Do đó hành động xã hội khá phong phú và đa dạng đứng dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì quan điểm về loại hành động xã hội cũng khác nhau. Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về hành động xã hội thường phân loại hành động xã hội dựa trên tiêu chí sau:

-Dựa trên mức độ ý thức của chủ thể hành động: Pareto nhà xã hội học Italy chia thành 2 loại:

+ Hành động logic là những hành động hợp lý, có mục đích được ý thức một cách rõ ràng và cá nhân hành động hướng đến mục đích đó.

+ Hành động phi logic là những hành động không có ý thức, hành động này chịu sự chi phối của các giá trị, chuẩn mực. Hay nói cách khác, hành động phi logic bị thúc đẩy bởi các động cơ có tính bản năng như động cơ sáng tạo, hợp tác, giao tiếp,...

Khi phân chia như vậy, theo Pareto trong mỗi chủ thể hành động đều có cả hành động lô gíc và hành động phi logic, nhưng theo ông hành động phi logic là cơ sở của mọi quá trình hành động.

-Dựa vào động cơ của hành động, M. Weber chia hành động thành 4 loại:

+ Hành động duy lý - công cụ: (hành động theo mục đích) hành động dựa ưên sự phân tích điều kiện, hoàn cảnh cân nhắc, tính toán để lựa chọn phương tiện và công cụ hợp lý nhằm đạt được mục đích hiệu quả nhất.

+ Hành động theo giá trị (hành động duy giá trị): là loại hành động tuân theo nghĩa lý, chuẩn mực, cá nhân lựa chọn những gì con người cho là đúng, có ý nghĩa, có giá trị.

+ Hànỉi động theo truyền thống: (hành động duy lý - truyền thống): là loại hành động dựa trên sự bắt chước những mô hình hành động đã được củng cố, khẳng định trong truyền thống và đã được chấp nhận như những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa.

+ Hành động theo tình cảm (hành động duy cảm) là hành động được xác định dựa trên trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể.

-Dựa vào sự định hướng giá trị, Parsons đưa ra 5 cặp giá trị

+ Toàii thể - bộ phận: chủ thể hành động tuân thủ theo những quy tắc chung hoặc chỉ là tuân thủ theo những tình huống đặc thù của hoàn cảnh,

+ Đạt tới - có sẵn: chủ thể hành động luôn đứng trước sự lựa chọn giữa những giá trị phải đạt tới và những giá trị có sẵn chỉ việc làm theo.

+ Cảm xúc - trung lập: chủ thể của hành động nhằm hướng đến việc thỏa mãn các nhu cầu trực tiếp cấp bách hoặc là sự hướng đến những nhu cầu xa vời nhung quan ưọng.

+ Đặc thù - phân tán: chủ thể hành động định hướng đến các đặc thù hoặc những đặc điểm chung của hoàn cảnh*

+ Cá nhân - nhóm: chủ thể hành động thực hiện vì lợi ích của bản thân hay là có tính đến những lợi ích của nhóm.

Trong hành động, con người luôn có những động cơ thúc đẩy và có ý thức về kết quả diễn ra: đó là hành động có chủ định. Nhưng trong thực tế, nhiều khi chung đem đến những hậu quả không chủ định, không phù hợp với mong đợi của chủ thể, là vì khi đặt mục đích cho hành động người ta bị phụ thuộc nhiều vào sự nhận định chủ quan.

Cấu trúc của hành động xã hội

Một hành động xã hội được tạo nên bởi hệ thống các thành phần sau:

  • Nhu cầu: là những mong muốn của chủ thể về các yếu tố vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người xã hội. Nhu cầu là khởi điểm của hành động, không có nhu cầu thì không có hành động.
  • Động cơ: là nhu cầu được ý thức hoá và được phản ánh trong tư duy của chủ thể tạo thành động lục cho hành động diễn
  • Chủ thể: trong các trường hợp cụ thể, chủ thể không phải là những con người chung chung mà phải là một đối tượng hay một tổ chức xã hội liên quan trực tiếp hay gián tiếp gây ra hành động.
  • Hoàn cảnh: liên quan đến các yếu tố như không gian, thời gian, địa điểm diễn ra hành động. Các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành động đã, đang và sẽ diễn
  • Phương tiện: là những yếu tố mà chủ thể dùng để thực hiện hành động và đạt được mục đích. Trong xã hội hiện đại, khi hành động trở nên phúc tạp thi các phương tiện, công.
  • Mục đích: là cái đích mà hành động cần đạt tới.
Người đăng: chiu
Time: 2021-09-24 16:29:12
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo