Giáo Dục Mầm Non là gì?

Tương tự: Sư Phạm Mầm Non
Giáo dục mầm non hay còn gọi là Sư phạm mầm non là công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ dưới 6 tuổi, là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là bước đệm cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ em là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Giáo dục mầm non là một hình thức giáo dục trong những năm đầu của trẻ với độ tuổi tầm 0 tới 6 tuổi. Người ta thường gọi hình thức này là nhà trẻ hay mẫu giáo. Trong hình thức giáo dục mầm non, trẻ em sẽ được tiếp nhận và hỗ trợ đối với sự phát triển của xã hội, cung cấp các kỹ năng vận động và phối hợp.

Vì vậy, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo tiền đề cho các bé bước vào lớp một, bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông nhằm góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển hơn. Để thực hiện được điều này, giáo dục mầm non cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng đến phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung.

Đồng thời, giáo viên mầm non cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập và phát triển của trẻ nhỏ. Giáo viên được đào tạo tốt sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh nhạy hơn, thích ứng hơn, cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức và ngôn ngữ phong phú hơn.

Giáo viên sư phạm mầm non 

Hiện nay, ngành Giáo dục mầm non đang là ngành học được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là các bạn nữ yêu mến trẻ nhỏ luôn ưu tiên chọn ngành học này để theo đuổi. Hàng ngày được chăm trẻ, chăm sóc dạy dỗ những đứa trẻ, thấy các em lớn khôn từng ngày là niềm hạnh phúc của các cô.

Đặc thù công việc của giáo viên mầm non là trực tiếp đứng lớp, trực tiếp chăm sóc các bé. Trẻ em trong giai đoạn này đang phát triển mạnh mẽ để khám phá thế giới, vì vậy cũng đòi hỏi giáo viên mầm non có khả năng giao tiếp truyền đạt tốt đến các trẻ. Những kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện,… trở thành yếu tố quan trọng, không thể thiếu với người giáo viên mầm non. Ngoài ra các cô cũng cần quan tâm hơn nữa đến các môn ngoại ngữ, tin học vì đây là những môn bổ trợ đắc lực cho việc giảng dạy.

Ngoài ra, giáo viên mầm non còn là những nghệ sĩ múa, những ca sĩ,…. Các cô không chỉ hát hay, múa đẹp mà còn là những nhà biên đạo múa biên đạo các bản nhạc bài hát thành những điệu mua uyển chuyển và tổ chức các lễ hội cho bé.

Bên cạnh đó, các cô còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ. Các cô không chỉ là những nhà giáo truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho các em mà còn là người mẹ đỡ đầu, dạy dỗ các em những bước đi đầu đời.

Vì vậy, các cô cần được trang bị những kiến thức tốt nhất về phương pháp đào tạo và sự phát triển của trẻ nhỏ. Cần phải xây dựng được các chương trình đào tạo giáo viên sư phạm mầm non tốt và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên mầm non để giúp họ có những kiến thức mới về sự phát triển của trẻ, cùng những phương pháp dạy học tốt nhất, thông qua đó cung cấp những kỹ năng cần thiết, góp phần tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Đặc thù công việc của giáo viên mầm non là trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ. Đặc trưng của trẻ trong giai đoạn này đang phát triển mạnh mẽ để khám phá thế giới, vì vậy cũng đòi hỏi giáo viên mầm non khả năng giao tiếp truyền đạt tốt đến các trẻ. Các kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện… trở thành yếu tố không thể thiếu với người giáo viên mầm non. Ngoài ra cũng cần quan tâm hơn nữa đến các môn: ngoại ngữ, tin học vì đây là môn bổ trợ đắc lực cho việc giảng dạy.

Giáo viên mầm non cũng còn là nghệ sĩ múa, ca sĩ…Không chỉ biết hát hay, múa đẹp mà các cô còn là những nhà biên đạo múa tài ba khi biên đạo các bản nhạc bài hát thành những điệu múa uyển chuyển và tổ chức các lễ hội cho bé.

Bên cạnh đó, cô giáo còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ em. Sinh viên sẽ được đào tạo về kiến thức, về chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm để có thể hoàn thành tốt sứ mạng của người mẹ đỡ đầu.

Hiện nay hệ thống giáo dục mầm non ngoài các cơ sở công lập còn có rất nhiều các cơ sở ngoài công lập đào tạo. Vì vậy cơ hội việc làm sau khi học sư phạm mầm non rất rộng mở, các giáo viên mầm non có thể làm việc tại:

- Hệ thống các trường mẫu giáo trong nước và quốc tế

- Các cơ quan quản lý như các Sở, Phòng Giáo dục tại các địa phương trong cả nước

- Các tổ chức, trung tâm trong nước và quốc tế về giáo dục,…

- Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc nếu đủ điều kiện về tài chính và tích lũy đủ kinh nghiệm thì có thể tự mở trường.

Những tố chất để theo học ngành Giáo dục mầm non

Là trường học đầu tiên của mỗi con người, mầm non là bước đi không thể thiếu. Để trở thành giáo viên mầm non, bạn cần có những tố chất sau:

- Yêu quý và thích chơi với trẻ nhỏ.

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức.

- Có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực cao.

- Tư duy, sáng tạo, sự linh động và bài giảng luôn phải mới mẻ và thu hút, hấp dẫn đối với trẻ.

- Có tính kiên nhẫn, kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm tốt.

Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non 

Giáo dục học mầm non là một khoa học có đối tượng, nhiệm vụ và hệ thống phương pháp nghiên cứu của mình. Khi nghiên cứu giáo dục học mầm non với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, chúng ta cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung, nhưng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phải đặc biệt chú ý một số phương pháp sau:

1. Phương pháp quan sát sư phạm

Quan sát sư phạm là phương pháp thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quan đến đối tượng.

Ví dụ: Quan sát trẻ mẫu giáo trong giờ chơi để thu thập thông tin về hứng thú chơi của trẻ.

Phương pháp quan sát sư phạm trong giáo dục mầm non được phân thành các loại như sau:

  • Quan sát trực tiếp – quan sát gián tiếp.
  • Quan sát toàn diện – quan sát có bố trí.
  • Quan sát lâu dài – quan sát thời gian ngắn.
  • Quan sát phát hiện – quan sát kiểm nghiệm.

Muốn quan sát đạt hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu:

  • Xác định mục đích quan sát rõ ràng (quan sát để làm gì?)
  • Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát.
  • Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lí luận, thực tiễn, các phương tiện cần thiết có liên quan đến mục đích quan sát.
  • Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống.
  • Ghi chép khách quan, chính xác (các sự kiện, hiện tượng, số liệu đúng như đối tượng bộc lộ).
  • Lưu giữ tài liệu quan sát phải cẩn thận và thuận tiện sử dụng.

Phương pháp quan sát sư phạm có khả năng thu thập được nhiều tài liệu cụ thể, sinh động, tự nhiên, làm cơ sở cho quá trình tư duy khoa học.

Song đây là phương pháp phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người quan sát, nếu người quan sát không được trang bị những tri thức cần thiết và kĩ năng sử dụng phương pháp này thì sẽ dẫn tới tình trạng tài liệu thu được thiếu khách quan, không đảm bảo chất lượng.

2. Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)

Trò chuyện là phương pháp đặt ra câu hỏi cho người đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ:Trò chuyện với giáo viên, trò chuyện với trẻ em.

Trò chuyện được phân thành các loại sau đây:

  • Trò chuyện trực tiếp.
  • Trò chuyện gián tiếp.
  • Trò chuyện thẳng.
  • Trò chuyện đường vòng.
  • Trò chuyện bổ sung.
  • Trò chuyện đi sâu.
  • Trò chuyện phát hiện.
  • Trò chuyện kiểm nghiệm.

Tùy theo mục đích, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của đối tượng mà vận dụng các hình thức trò chuyện cho phù hợp. Khi trò chuyện, muốn thu được tài liệu có chất lượng phải tôn trọng các yêu cầu:

  • Xác định rõ mục đích, yêu cầu.
  • Cần tìm hiểu người đối thoại để lựa chọn cách trò chuyện cho phù hợp (hiểu tính cách, hứng thú, năng lực, khí chất, hoàn cảnh…).
  • Quá trình trò chuyện phải có ý thức khéo léo lái câu chuyện vào đúng mục đích, tránh tràn lan làm loãng chủ đề.
  • Cần tạo không khí tự nhiên, thân mật, cởi mở trong khi trò chuyện. Không nhất thiết phải ghi chép các câu trả lời của đối tượng.

Phỏng vấn cũng là một dạng của đàm thoại, các câu hỏi phải chuẩn bị trước và được hỏi theo một trình tự nhất định, các câu trả lời cần được ghi chép một cách công khai. Trong phỏng vấn người ta dùng cả phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm hoặc ghi hình để giữ lại tư liệu nghiên cứu.

3. Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lượng đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về một vấn đề nào đó. Ý kiến trả lời có thể được viết ra hoặc trình bày bằng miệng do người điều tra ghi lại.

Điều tra có thể phân loại như sau:

  • Điều tra thăm dò (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu thập tài liệu ở mức sơ bộ về đối tượng.
  • Điều tra đi sâu (câu hỏi hẹp và sâu) nhằm khai thác sâu sắc một vài khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu.
  • Điều tra bổ sung nhằm thu thập tài liệu bổ sung cho các phương pháp khác.

Căn cứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau:

  • Câu hỏi “đóng”là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời. Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một hoặc một vài phương án phù hợp với nhận thức của mình.
  • Câu hỏi “mở”là những câu hỏi không có phương án trả lời sẵn và người được trưng cầu ý kiến tự trả lời.

Sử dụng phương pháp điều tra có thể trong một khoảng thời gian ngắn thu thập được ý kiến của nhiều người ở một phạm vi rộng, tuy nhiên độ tin cậy của tài liệu thu được bị hạn chế, bởi vì nó phụ thuộc vào chủ quan của người trả lời.

Để có tài liệu tương đối chính xác phải điều tra nhiều lần và đảm bảo số lượng người được hỏi đủ lớn. Các câu hỏi cần xây dựng theo một hệ thống, chúng ràng buộc lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau để có thể buộc người trả lời phải bộc lộ ý nghĩ thật của mình.

4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp đi từ thực tiễn giáo dục, dùng lí luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn mà rút ra lí luận.

Trong khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học mầm non nói riêng, tổng kết kinh nghiệm, tức là dùng cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, dùng tri thức về khoa học giáo dục mầm non và các khoa học khác để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các kinh nghiệm có tác dụng tích cực trong thực tiễn giáo dục, từ đó rút ra những bài học mang tính lí luận, lí luận đó được chỉ đạo trở lại thực tiễn giáo dục.

Ví dụ: Kinh nghiệm phòng chống trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non; kinh nghiệm huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo; kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; kinh nghiệm quản lí của hiệu trưởng trường mầm non.

Khi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Phát hiện, xác định đúng đối tượng nghiên cứu. Tức là kinh nghiệm có thật và đang tồn tại chứ không phải là những dự định sẽ làm hoặc đã làm nhưng chưa tới mức gọi là kinh nghiệm. Muốn vậy phải kiểm tra kĩ và đánh giá chính xác hiệu quả đã đạt được do kinh nghiệm mang lại.
  • Khi thu thập, xử lí các số liệu phải hết sức khách quan. Muốn vậy phải thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra.
  • Những lí luận tổng kết từ kinh nghiệm cần tiếp tục khẳng định và phát triển, đồng thời phải đem ứng dụng vào thực tế để “nhân”kinh nghiệm bằng cách chỉ đạo điểm hoặc thực nghiệm khoa học.

5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động là phương pháp tìm hiểu con người thông qua sản phẩm do họ tạo ra.

Ví dụ: Nghiên cứu sản phẩm nặn, vẽ, xé dán của trẻ mẫu giáo 5 tuổi để hiểu đặc điểm và khả năng sáng tạo của trẻ. Hoặc nghiên cứu sản phẩm của giáo viên mầm non để hiểu về chính họ.

Khi nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần nắm được đầy đủ điều kiện và quá trình hoạt động của con người đưa đến sản phẩm. Tức là chúng ta không chỉ tìm hiểu con người làm ra cái gì, mà quan trọng hơn là làm như thế nào? Bởi vì các sản phẩm và năng lực của con người thường bộc lộ qua những điều kiện và quá trình làm ra sản phẩm.

6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động, có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác động giáo dục với hiện tượng giáo dục cần được nghiên cứu trong những điều kiện đã được khống chế.

Nét đặc trưng của phương pháp thực nghiệm sư phạm là nhà nghiên cứu chủ động tạo ra điều kiện nghiên cứu và khi cần thiết có thể lặp lại nhiều lần điều kiện đó.

Thường có 2 loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

  • Thực nghiệm tự nhiên là những thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của quá trình sư phạm.
  • Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là những thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế nhằm xác định mặt định tính, định lượng và bản chất của hiện tượng giáo dục.

Phương pháp thực nghiệm cho phép người nghiên cứu tìm hiểu sâu bản chất của hiện tượng giáo dục để từ đó phát hiện ra cái mới, nhưng đây là phương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị công phu cả về lí luận cũng như công việc và trang thiết bị kĩ thuật khi tiến hành thực nghiệm.

Thực nghiệm sư phạm có thể được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định được vấn đề thực nghiệm với mục đích rõ ràng.

Bước 2: Nêu giả thuyết và xây dựng đề cương thực nghiệm.

Bước 3: Tổ chức thực nghiệm.

Gồm các công việc:

  • Chọn mẫu thực nghiệm. 
  • Bồi dưỡng cộng tác viên.
  • Theo dõi thực nghiệm: quan sát, ghi chép, đo đạc.

Bước 4: Xử lí kết quả thực nghiệm, rút ra kết luận khoa học.

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại được sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Máy vi tính là một phương tiện hiện đại giúp cho việc xử lí kết quả thực nghiệm nhanh, chính xác và tiện lợi.

Yêu cầu nghiêm ngặt của thực nghiệm sư phạm là khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, không được làm đảo lộn hoạt động bình thường của quá trình sư phạm, và chỉ tiến hành trong những điều kiện và tiêu chuẩn nghiêm ngặt với luận cứ khoa học để đảm bảo việc đưa những cái mới đã được kiểm tra vào quá trình sư phạm.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất! ^^

Người đăng: chiu
Time: 2021-07-28 15:05:56
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo