Củ kiệu là gì?

Củ kiệu tùy có nhiều tên gọi khác nhau như giới kiệu, cò kiệu,... Trong Đông y thường được gọi là giới bạch, thuộc họ nhà hành, có tên khoa học là Allium Chinense G.Don. Củ kiệu chính là phần đầu của cây kiệu, có màu trắng và phình to giống củ hành nhưng mà nhỏ hơn. 

Chúng ta hay sử dụng củ kiệu để muối làm món ăn kèm trong những ngày lễ Tết. Nhưng ít người biết rằng củ kiệu còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người và được sử dụng trong Đông y để chữa bệnh.

Đặc điểm củ kiệu

Củ kiệu là loại cây thân thảo nhỏ, thân có màu trắng và hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, có hình dải hẹp, dài khoảng 15 - 60cm và rộng chừng 1.5 - 4mm. Cụm hoa củ kiệu hình tán kép trên cùng một cuống hoa dài khoảng 15 - 60cm, có màu hồng hoặc tím. Củ kiệu có hình tròn dài, màu trắng, nhìn giống với củ hành nhưng kích thước nhỏ hơn, có lớp vảy mỏng phủ bên ngòai.

Củ kiệu có vị thơm nồng nên thường được làm dưa kiệu muối, còn phần lá kiệu được sử dụng như một loại rau thơm. Ngoài ra, củ kiệu còn được dùng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh mà người dân miền núi hay sử dụng.

Những bài thuốc sử dụng củ kiệu phổ biến để chữa bệnh

Chữa đau họng: Củ kiệu giã nát, trộn với một ít giấm để đắp ở bên ngoài chỗ bị đau. Đắp vài lần sẽ giúp giảm đi tình trạng bị đau họng.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Sài hồ 9g, củ kiệu 9g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chỉ thực 6g. Tất cả nguyên liệu mang đi sắc nước uống hàng ngày để chữa bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng: Tân di hoa 6g, củ kiệu 9g, mộc qua 9g, tất cả mang đi nấu nước uống để chữa bệnh.

Chữa bỏng: Dùng củ kiệu giã nhỏ, sau đó pha thêm mật ong, vắt lấy nước để bôi ngoài da.

Tác hại củ kiệu muối

- Ăn quá nhiều củ kiệu muối có thể gây ra tình trạng nóng trong người, vì nó có tính cay, nóng.

- Người bị khí hư không nên sử dụng củ kiệu muối chua vì dễ bị tổn thương khí huyết nặng hơn, ảnh hưởng lục phủ ngũ tạng.

- Người bị đau đầu cũng không nên sử dụng củ kiệu muối vì có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn.

- Củ kiệu khi muối mà sử dụng quá nhiều có thể gây ra dư thừa axit trong dạ dày, tăng nguy cơ loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

Tác dụng củ kiệu

Củ kiệu không chỉ là loại củ thơm ngon cho món dưa kiệu, mà còn được sử dụng cho mục đích phòng và chữa bệnh, vì nó có tác dụng cho sức khỏe như sau:

Giảm cholesterol và tăng cường lưu thông máu

Món củ kiệu muối chua thường chứa nhiều axit lactic, đây là hợp chất có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng hình thành các mảng bám trên thành mạch máu và hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.

Vì thế, việc dùng củ kiệu có thể giảm một số bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ.

Giải cảm và tăng cường sức đề kháng

Các loại rau củ thuộc họ Hành, gồm cả củ kiệu đều có khả năng giải cảm rất tốt, vì có vị nóng, cay và tính ấm. Không những thế, củ kiệu còn chứa các loại vitamin và hợp chất tốt cho việc điều trị bệnh cảm cúm cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Chống oxy hóa và kháng viêm

Củ kiệu có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả cho cơ thể. Cụ thể, hợp chất quercetin chứa nhiều trong củ kiệu có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào gây hại và ngăn ngừa bệnh ung thư xảy ra. Đồng thời, hợp chất này cũng có thể tiêu diệt các gốc tự do gây hại, vốn là nguyên nhân gây ra một số bệnh viêm mãn tính.

Ngoài ra, các hợp chất thực vật flavonoid có trong củ kiệu giúp thúc đẩy quá trình sản sinh glutathione - đây cũng là chất có đặc tính oxy hóa cao và có ích cho sức khỏe.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Nhờ chất chống oxy hóa, củ kiệu trở thành thực phẩm giúp ích trong việc phòng ngừa bệnh ung thư như phổi và dạ dày. Chẳng hạn, hoạt chất laxogenin có khả năng chống lại tế bào ung thư hiệu quả và tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ức chế sự phát triển của ung thư.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hợp chất quercetin có trong củ kiệu đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 60%, nhờ khả năng chống lại sự hình thành mảng bám tích tụ trong thành mạch máu. Chính vì thế, củ kiệu có thể phòng tránh được nguy cơ bị đột quỵ và góp phần bảo vệ tim mạch tốt hơn.

Điều trị tiêu chảy, táo bón

Món kiệu muối chua có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy và táo bón cũng như các dấu hiệu liên quan đến đường ruột như chứng đầy bụng và khó tiêu.

Tác dụng này là do quá trình lên men của củ kiệu, xuất hiện nhiều vi khuẩn đường ruột có lợi, đồng thời kết hợp với một số hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn vốn có trong củ kiệu, tất cả đều giúp cơ thể phòng chống được các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Củ kiệu chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Hơn nữa, các chất khoáng như sắt, canxi, magie,… cũng được tìm thấy trong củ kiệu, đều hỗ trợ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thậm chí, hàm lượng axit trong kiệu còn thúc đẩy quá trình hấp thụ của các khoáng chất được dễ dàng hơn vào bên trong cơ thể.

Cách chọn mua củ kiệu

Để chọn củ kiệu làm dưa muối ngon, bạn có thể chọn kiệu quế hoặc kiệu trâu với đặc điểm hình dạng hơi có chút khác biệt. Cụ thể, kiệu quế thường có thân củ nở, eo thắt hiện rõ và phần đuôi kiệu nhìn mảnh và không dày. Trong khi đó, kiệu trâu có thân củ dài hơn, đuôi to và không có thắt eo.

Theo kinh nghiệm dân gian, thì bạn nên chọn loại kiệu quế vì sẽ có độ giòn và thơm hơn khi làm muối chua.

Nhìn chung, khi chọn mua kiệu, bạn cần chú ý đến 2 điểm như sau:

Quan sát kích thước củ

Bạn nên chọn thân củ có kích thước nhỏ vừa phải, tránh thân củ quá to vì dễ bị hăng và cay nồng, gây khó chịu khi ăn. Trái lại, thân củ nhỏ thì vừa ăn, thấm đều gia vị và có độ thơm ngon hơn.

Quan sát hình dáng củ

Bạn nên chọn những củ kiệu có kích thước đều, màu trắng tươi, không bị dập nát, úng và trầy xước. Để giúp cho món ăn được bày trí đẹp và bắt mắt hơn, bạn có thể chọn những củ kiệu có thân thắt eo rõ nét.

Người đăng: chiu
Time: 2021-09-27 16:38:29
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo