Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật sự việc vẫn có thể khác nhau.

Các khía cạnh khác nhau của cảm xúc

  • Cảm xúc của mỗi người là khác nhau: Với mỗi người khác nhau thì cách họ phản ứng lại với cùng 1 sự việc là khác nhau. Chẳng ai có thể định nghĩa chính xác cảm xúc là gì. Cũng chẳng ai có thể đo được mức độ tác động của cảm xúc. Nhưng tôi chắc chắn 1 điều bạn có cảm xúc và tôi cũng vậy.
Cảm xúc có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Cách chúng ta biểu lộ cảm xúc thể hiện cách chúng ta phản ứng lại với tác động từ bên ngoài. Cảm xúc sẽ điều hướng hành động. Vì vậy mục tiêu của bài viết là giúp các bạn hiểu rõ cảm xúc là gì. Qua đó giúp các bạn quản trị cảm xúc, tiết chế và điều chỉnh nó một cách phù hợp, mang lại kết quả tích cực.

Cảm xúc của con người.

Chúng ta nghe rất nhiều về các định nghĩa của cả xúc là gì. Càng ngày càng có nhiều những loại cảm xúc mới ra đời. Cảm xúc của con người được nghiên cứu rất kĩ càng, và trở thành 1 ngành khoa học. Cảm xúc của con người được chia làm cả xúc ẩn giấu và cảm xúc bộc lộ.

  • Cảm xúc ẩn giấu là loại cảm giác của con người. Họ có phản ứng lại tác động của thế giới quan. Thế như họ không biểu lộ nó ra bên ngoài thông qua cử chỉ và hành động. Đôi khi chúng ta hay gọi nó là cảm xúc đè nén. Đây là một trong những loại cảm xúc đa phần có tác động tiêu cực.
  • Cảm xúc bộc lộ là loại cảm xúc của con người. Chúng được bộc lộ trực tiếp qua gương mặt, cử chỉ và hành động của người bị tác động. Cách họ thể hiện cảm xúc sẽ cho phép người đối diện đoán biết được tính cách, và hành động sắp diễn ra của người bị tác động.

Cảm xúc là thứ khó điều khiển nhất của con người. Cho dù bạn là người sắt thì bạn cũng bị rung động. Cảm xúc  là đối trọng lớn nhất của lý trí. Đa số những người bình thường họ thường sống theo cả xúc nhiều hơn. Vì vậy nếu bạn khai thác được điểm này bạn sẽ dễ dàng điều khiển được hành vi của người khác.​​​​​

Có các loại cảm xúc cơ bản

Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tâm trạng của chúng ta có thể nằm trọn trong một loại cảm xúc hoặc bị chi phối bởi nhiều cảm xúc khác nhau.

Để minh hoạ dễ hiểu hơn, Robert Plutchik, tiến sĩ tâm lý người Mỹ, đã vẽ ra Bánh xe cảm xúc giúp ta hình dung được vô vàn những cảm xúc khác nhau là sự kết hợp của 8 loại cảm xúc này. Các loại cảm xúc sẽ được chia thành 3 cấp độ tăng dần khi vào gần tâm, và khi hai cảm xúc gần nhau sẽ tạo ra một hỗn hợp cảm xúc mới. Ví dụ, như “Tình yêu” sẽ được tạo từ cảm xúc “Vui vẻ” và “Tin tưởng”, trong khi “Sự khinh rẻ” sẽ là kết hợp giữa “Giận dữ” và “Chán ghét”.

Không có cảm xúc tốt cũng như cảm xúc xấu

Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc Vui vẻ hẳn phải tốt hơn Buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.

Ví dụ, đứng trước một điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ vui vẻ nếu như đạt được điều bạn mong muốn, và sẽ buồn bã nếu vuột mất nó. Tuy nhiên, đặt lại vấn đề, nếu bạn không cảm thấy buồn khi vuột mất điều gì đó, thì làm sao bạn có thể cảm nhận được sự vui sướng khi đạt được điều mình muốn. Thực tế, hai cảm xúc trái ngược nhau này là hai mặt thiết yếu của một nhu cầu.

Thứ hai, mọi cảm xúc trong chúng ta đơn giản là một tín hiệu truyền tải thông điệp từ não bộ đến các cơ quan. Kể cả những cảm xúc gây khó chịu cho ta như Sợ hãi, Giận dữ hay Buồn bã cũng có chức năng riêng của chúng. Vậy chức năng của cảm xúc là gì?

Chúng ta tồn tại và phát triển nhờ có cảm xúc

Cảm xúc giúp tập trung sự chú ý và thôi thúc ta thực hiện hành động cụ thể. Mỗi cảm xúc có một mục đích khác nhau. Chẳng hạn như “Giận dữ” là tín hiệu cho thấy việc bạn muốn làm đang bị chặn lại. Cảm giác giận dữ sẽ khiến bạn chú ý đến chủ thể đang ngăn cản bạn thực hiện điều mình muốn và khuyến khích bản thân bạn phản ứng để đẩy lùi chướng ngại vật. Tuy việc giận dữ có thể có tác động tiêu cực đến bạn, nhưng cơn giận cũng có thể tạo năng lượng thôi thúc ta đối mặt với vấn đề của mình và tìm giải pháp.

Một ví dụ khác về cảm xúc “Vui vẻ”: Khi vui, ta thường hướng sự tập trung vào những cơ hội, từ đó mang đến nguồn động lực để ta thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Không chỉ vậy, chúng ta cảm thấy vui khi cảm nhận được ý nghĩa và sự kết nối với cuộc sống, và mục đích của cảm xúc “Vui vẻ” trong hoàn cảnh này là để truyền tín hiệu tới chúng ta rằng hãy tiếp tục tìm kiếm thực hiện những điều tốt đẹp tương tự.

Để hiểu sâu hơn về thông điệp mà mỗi cảm xúc truyền tải, bạn có thể tải về tài liệu  Emotoscope Feeling Chart (Tạm dịch: Biểu đồ Cảm nhận qua lăng kính cảm xúc). Biểu đồ này hiển thị thông điệp mà mỗi sắc thái cảm xúc khác nhau của Buồn bã, Vui sướng, Giận dữ và Sợ hãi muốn truyền đạt. 

Chẳng hạn, nếu một ngày bạn cảm thấy bị quá tải, hãy nhìn vào Biểu đồ để thấy rằng cảm xúc Quá tải thực ra là tín hiệu của cơ thể nhắc nhở rằng bạn cần dành thời gian sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Từ đó, thay vì trốn tránh, bạn học được cách lắng nghe cảm xúc và tìm giải pháp – chẳng hạn như tạo một danh sách việc cần làm với thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Tuy đơn giản nhưng Biểu đồ trên sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn và khiến bạn thấy mọi cảm xúc của mình đều có ích.

Cảm xúc có tính lan truyền

Giống như virus, cảm xúc có thể “lây” từ người sang người. Dù bạn đang tương tác với một nhóm hay chỉ với một người, bạn đều có thể “lây” và bị “lây” cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân của việc này có liên quan đến quá trình tiến hóa: loài người thường tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta sống theo bầy đàn và thường có khuynh hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương. Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý. Bạn không tin ư? Hãy nói chuyện với một người lớn tuổi và để ý xem giọng điệu và cách diễn đạt của bạn có chậm đi theo nhịp của người ấy không nhé.

Thú vị hơn cả, trong thời đại 4.0 như hiện nay, cảm xúc không chỉ “lây” khi bạn trực tiếp trò chuyện cùng đối phương. Một nghiên cứu từ Facebook và trường Đại học Cornell đã chứng minh rằng lan truyền cảm xúc còn xảy ra thông qua mạng xã hội. Từ đó có thể thấy, chúng ta có sự kết nối cảm xúc với nhau rất sâu sắc.

Cảm xúc khác với cảm giác và tâm trạng

Tuy vậy 3 khái niệm này vẫn có mối quan lệ tương quan. Vậy khác biệt nằm ở đâu? Sự khác biệt nằm ở độ dài thời gian mà mỗi khái niệm trên tác động tới chúng ta, và mức độ nhận thức của chúng ta.

Về bản chất, cảm xúc là những hợp chất hóa học được tiết ra trong não và trong cơ thể để hồi đáp cách diễn giải của bạn về một vấn đề cụ thể. Não cần ¼ giây để nhận dạng vấn đề và ¼ giây nữa để sản xuất chất hóa học cảm xúc. Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài vài giây.

Cảm giác xuất hiện khi chúng ta có nhận thức về cảm xúc và cho phép chúng “xâm nhập” vào não. Thông thường, cảm giác là sự kết hợp của nhiều cảm xúc, và kéo dài hơn cảm xúc.

Tâm trạng sinh ra không từ một nguyên nhân duy nhất mà là kết quả của nhiều yếu tố: Tác động ngoại cảnh (thời tiết, người xung quanh,...); thể chất (đồ ăn, chế độ tập luyện,...) và cuối cùng – trạng thái tâm lý. Tâm trạng có thể kéo dài hàng giờ hoặc vài ngày.

Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài trong vòng 6 giây

Các hợp chất hoá học cảm xúc – từ khi được sản sinh trong vùng dưới đồi của não (hypothalamus) đến khi được phân nhỏ và hấp thu – sẽ tồn tại trong cơ thể trong khoảng 6 giây.

Nếu lâu hơn 6 giây, có thể bản thân bạn đang chọn kéo dài cảm xúc đó, và chúng sẽ trở thành cảm giác và hiện diện lâu hơn. Điều này có thể tốt khi bạn nhận thấy được sự nguy hiểm và muốn kéo dài cảm xúc sợ hãi để có thể bắt cơ thể chạy nhanh hơn để trốn khỏi kẻ thù. Điều này cũng có thể không hay khi bạn muốn kéo dài sự giận dữ để có thể trả thù đối phương.

Thực tế, Chỉ số cảm xúc (EQ) mà ta thường nhắc đến chính là chỉ số ghi nhận khả năng nhận diện cảm xúc, đánh giá mục đích của cảm xúc đó, và quyết định có nên tái tạo lại cảm xúc đó hay không. Vì vậy, đừng quên liên tục lắng nghe và suy nghĩ kỹ về cảm xúc mình đang có, từ đó điều chỉnh lại hành vi và tâm trạng của mình để có một quyết định có lợi cho bạn nhất.

Tại sao cần quản lý cảm xúc?

Cảm xúc có một sức mạnh nhất định đối với suy nghĩ của chúng ta. Như vậy, cảm xúc của chúng ta đang đặt nền tảng cho suy nghĩ. Vì vậy chúng ta cần quản lý cảm xúc để đưa ra những suy nghĩ, quyết định đúng đắn.

Thực tế là những cảm xúc xuất hiện trước nhận thức (tức là trước những suy nghĩ). Cảm xúc ảnh hưởng và kích hoạt các phản ứng hành vi ngay lập tức trong vài giây. Cảm xúc hỗ trợ việc ra quyết định, phục vụ như một nguồn động lực để lựa chọn và có hành động phù hợp.

Làm thế nào để quản lý cảm xúc?

Bạn đã biết cảm xúc là gì? vậy bạn có biết cách nào để quản trị cảm xúc. Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển 1 phần cảm xúc. Từ đó làm thay đổi phản ứng, hành động của mình trước tác động theo hướng tích cực.

Bạn không nên nhầm lẫn giữa quản trị cảm xúc và đè nén cảm xúc. Đè nén là ép xuống, nén chặt lại không cho nó bộc lộ. Như vậy đè nén không phải là quản trị. Quản trị là cách ta cho phép cảm xúc thể hiện như ở một mức độ và chừng mực nào đó.

Quan sát cảm xúc

Để quản lý tốt cảm xúc của chúng ta, trước tiên chúng ta cần quan sát những trải nghiệm, cảm xúc của chính mình.

Chúng ta phải học cách quan sát và hiểu những cảm xúc mà chúng ta đang trải qua, không có áp lực phải làm bất cứ điều gì với chúng hoặc về chúng. Chúng ta phải phân tích những gì chúng ta cảm thấy mà không cần phải xác định nó, từ chối nó hoặc thay đổi nó. Điều này giúp chúng ta cân bằng. Không cần phải từ chối ngay lập tức các tình huống hoặc cảm xúc chỉ vì chúng khó chịu. Không phải tất cả mọi thứ cảm thấy khó chịu là xấu. Nếu chúng ta có thể duy trì mục tiêu, chúng ta có thể biến những gì cảm thấy không thoải mái thành một thứ gì đó thoải mái hơn.

Dán nhãn cảm xúc của bạn

Trước khi bạn có thể thay đổi cảm xúc của mình, bạn cần phải thừa nhận những gì bạn đang trải qua ngay bây giờ. Bạn có lo lắng không? Bạn có cảm thấy thất vọng không? Bạn buồn không?

Đặt tên cho cảm xúc của bạn. Hãy nhớ rằng bạn có thể cảm thấy cả đống cảm xúc cùng một lúc – như lo lắng, thất vọng và thiếu kiên nhẫn.

Dán nhãn cảm xúc của bạn ngay khi bạn thấy xuất hiện nhiều cảm xúc. Nó cũng có thể giúp bạn lưu ý cẩn thận về việc những cảm xúc đó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của bạn như thế nào.

Chuyển hướng suy nghĩ của bạn

Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cách bạn nhận thức các sự kiện. Nếu bạn cảm thấy lo lắng và ngay lúc đó bạn được cấp trên triệu tập thì ngay lập tức bạn suy nghĩ rằng mình phạm lỗi nào đó hoặc nghiêm trọng là bạn có thể cho rằng bạn sẽ bị sa thải. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và khi được cấp trên triệu tập thì suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là bạn sẽ được thăng chức hoặc chúc mừng vì đã hoàn thành tốt công việc.

Hãy xem xét bộ lọc cảm xúc của bạn và điều chỉnh lại suy nghĩ để có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thấy mình sống trong những điều tiêu cực, bạn có thể cần phải thay đổi kênh trong não. Khi đó việc vận động thể chất, đi dạo hay dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ những điều tiêu cực.

Học cách tự làm dịu cảm xúc

Khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, bạn có khả năng tham gia vào các hoạt động khiến bạn luôn trong tâm trạng đó. Việc cô lập bản thân hoặc phàn nàn với mọi người xung quanh chỉ là một vài trong số những “hành vi tâm trạng xấu” và khiến bạn bế tắc.

Bạn phải có hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn. Hãy nghĩ về những điều bạn làm khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Làm những điều đó khi bạn đang ở trong một tâm trạng xấu và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Dưới đây là một vài ví dụ về điều chỉnh tâm trạng nhờ một số hoạt động sau:

  • Tâm sự những điều đang gặp phải cho người thân, người bạn mà bạn tin tưởng họ sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như góp ý tích cực giúp bạn giải tỏa được buồn phiền.
  • Đi dạo.
  • Thiền trong vài phút.
  • Nghe nhạc…

Cảm xúc đơn giản là phản ứng, rung động tự nhiên của con người trước ngoại cảnh. Bất kì ai cũng có cảm xúc vui, buồn khác nhau hay còn gọi là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc có thể điều khiển hành vi của bạn. Vì vậy, nhiệm vụ của bạn là biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình ở mức thích hợp để tạo ra điều tích cực trong cuộc sống.

Người đăng: chiu
Time: 2021-12-14 18:23:34
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo