Cá vẹt là gì?

Cá vẹt có tên tiếng anh là Parrotfish, chúng là một loại cá biển thường sống ở vùng nước nông của đại dương nhiệt đới, cũng như có một số loài sẽ sống ở các đại dương cận nhiệt đới. Chúng thuộc họ cá Scaridae và hiện nay đang có khoảng 80 loài cá vẹt được tìm thấy.

Bạn sẽ tìm thấy chúng trong các rạn san hô, thảm cỏ biển và bờ biển đá. Các loài cá này luôn gây ấn tượng đối với thợ lặn biển vì các lý do sau đây: Nhờ vào màu sắc nổi bật của chúng và tiếng ồn lớn mà chúng phát ra khi đang ăn thức ăn.

Bên cạnh đó, cũng sẽ có 2 lý do khiến những con cá này không thể tách rời với đại dương đó là vì :

  • Chúng giúp duy trì và làm sạch các rạn san hô bằng cách ăn các loại tảo mọc khắp nơi trên san hô.
  • Loài cá này được ví như là những chiếc máy tạo ra cát trong đại dương.

Điểm đặc biệt của nhóm cá này là có hàm răng liền (như dạng mỏ Vẹt) giúp chúng có khả năng cắn vỡ vỏ giáp xác và nghiền nát bộ xương san hô để hấp thu tảo bám và hỗ trợ tiêu hóa.
Chính vì hình thức tiêu thụ thức ăn như trên nên nhiều bãi cát san hô quanh chân rạn có nguồn gốc từ hoạt động đào thải của cá mó.
Một đặc điểm độc đáo khác của loài này chính là sự lưỡng tính. Trong quá trình sinh trưởng, cá Vẹt sẽ chuyển từ giới tính cái sang đực.
Chuyên gia Nguyễn Văn Quân nhận định, con người là động vật tiêu thụ số 1 cá Vẹt trong chuỗi thức ăn của biển và đại dương nói chung.
Các hình thức đánh bắt cá Vẹt chủ yếu là bằng lưới bén, bẫy, xiên móc và súng điện.

Các loại cá vẹt phổ biến nhất

Hiện nay, đã có hơn 80 loài cá vẹt được công nhận. Chúng có đủ hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau, nhưng đặc điểm chung của chúng đều có đó là hàm răng độc đáo được nhô ra khỏi miệng.

Cá vẹt đầu to 

[Cá vẹt đầu to] có tên khoa học là Bolbometopon muricatum, đây là loài cá vẹt có kích thước lớn nhất và có thể dài tới 1,2m và nặng tới 45kg.

Cả con đực và cái đều trông giống nhau, và khi chúng còn nhỏ, chúng sẽ được sinh ra với thân hình có màu xanh lá cây hoặc nâu và có năm dải màu trắng chạy dọc theo chiều dài cơ thể.

Khi cá đã trưởng thành, ở phần đầu của chúng sẽ xuất hiện một vết nhô lớn và màu của da của chúng chuyển sang màu xanh lục hoặc xám với một dải màu vàng hồng ở phía trước mặt.

Loài cá này được xếp vào nhóm động vật có nguy cơ bị nguy hiểm và nằm trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thế giới.

Cá vẹt lam

Loài [cá vẹt lam] này có tên khoa học là Scarus coeruleus, chúng có màu xanh lam và một đốm vàng ở trên đầu, vết đốm này sẽ mờ dần khi chúng già đi.

Chúng là loài cá vẹt duy nhất có màu xanh đồng nhất đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành, chúng sẽ đạt chiều dài từ 25 đến 76cm, và con đực thường lớn hơn con cái.

Loài cá này được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở phía tây Đại Tây Dương và vùng biển Caribbean.

Cá vẹt cầu vồng

Loài [cá vẹt cầu vồng] có tên khoa học là Scarus guacamaia , có thể dài tới 1,2m và nặng tới 20kg.

Chúng có màu nâu xanh, vây màu cam và xanh lá cây. Phần miệng của chúng cũng có màu xanh lục. Cả con đực và cái đều trông rất giống nhau và tuổi thọ của chúng thường sống tới 16 năm.

Loài cá này khá hiếm và số lượng của chúng đang dần suy giảm. Trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của tổ chức IUCN, chúng được liệt và nhóm đang gần bị đe dọa.

Cá vẹt đốm vàng

Loài cá vẹt này có tên khoa học là Sparisoma viride, chúng có kích thước phát triển trong khoảng từ 30 - 45cm và thường được tìm thấy trong các rạn san hô trên khắp vùng biển Bermuda, Florida, Biển Caribê, Vịnh Mexico và ở phía nam như Brazil. 

Về ngoại hình, một con cá khi còn nhỏ sẽ trông rất khác so với con trưởng thành.

Trong giai đoạn đầu phát triển, chúng có màu đỏ và trắng cũng như có thể nhanh chóng thay đổi màu sắc của vảy ở phía dưới cơ thể.

Cái tên [cá vẹt đốm vàng] được đặt ra do chúng có các đốm vàng nằm gần vây ngực và sẽ chỉ có thể nhìn thấy một khi đã chúng đã trưởng thành đầy đủ.

Cá vẹt công nương

[Cá vẹt công nương], còn được gọi là với tên khoa học là Scarus taeniopterus, chúng thường được tìm thấy trong các rạn san hô và đá có nhiều  tảo.

Cá khi trưởng thành sẽ có thân màu xanh lam với hai sọc xanh / xanh lục trên mõm.

Đuôi của chúng có viền màu vàng, cam hoặc hồng và chúng có một dải màu vàng / cam ở giữa thân và sẽ mờ dần về phía sau đuôi.

Cá vẹt công nương khi còn nhỏ sẽ có thân ba sọc đen và hai sọc trắng và sẽ mờ dần thành màu nâu cũng như vây của chúng sẽ thành màu vàng khi trưởng thành, Ngoài ra, chúng còn có phần bụng màu trắng với các sọc xám nhỏ.

Lý do không nên ăn cá Vẹt

 1. Có rất nhiều cá để bạn có thể bắt được ở biển.

2. Cá Vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Nói cách khác, chúng làm sạch rạn san hô.

Điều này rất quan trọng vì hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác.

Sau khi ăn xong, chúng thải ra cát trắng mịn - rất nhiều! Mỗi con cá Vẹt tạo ra tới 320kg cát (700 pound) mỗi năm.Đây là loài cá nghiền san hô thành cát.

Số lượng của chúng đã cạn kiệt và mức độ tảo rất cao, chúng không thể kiểm soát ngay bây giờ ở bất cứ nơi nào ở vùng biển Caribbean.

Những con cá loè loẹt này cần phải được để lại trong nước. Và khi được ở lại, chúng làm một công việc tuyệt vời.

Một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi cá Vẹt có nhiều vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh hiện nay.

Người đăng: chiu
Time: 2022-01-27 13:01:33
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo