Cá chình là gì?

Cá chình là loại cá có ngoại hình giống con rắn, với vây hậu môn và vây lưng nối kết nhau; có vây ngực nhưng không có khung xương chậu; không có vảy hoặc vảy rất nhỏ.

Chúng là loài cá ăn mồi sống, phần lớn cuộc đời chúng sống ở biển, dưới đáy thềm lục địa. Tuy nhiên, có một vài loài cá chình lại di trú gần mặt nước biển.

Nhìn chung, dường như hiện nay chưa có nước nào nghiên cứu thành công việc sinh sản cá chình nhân tạo. Tất cả các giống được nuôi dựa vào nguồn khai thác trong tự nhiên (ở cửa sông hoặc ven biển).

Ở Việt Nam, cá chình phân bổ chủ yếu Quảng Bình vào đến Bình Định, đặt biệt là vùng Hồ Châu Trúc ở Bình Định . Giống cá như quốc gia khác, người nuôi cá chình nước ta đều tìm đến con giống đánh bắt trong tự nhiên.

Nguồn gốc của cá chình

Cá chình loài cá có thể sinh sống ở môi trường nước mặn và nước ngọt. Chúng có hình dáng giống với những con lươn và là một trong những loại thực phẩm được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản.

Cá chình là dòng cá thuộc bộ cá chình. Tên tiếng anh là Anguilliformes. Cá chình là dòng cá di cư và có môi trường sống tương đối đa dạng.

Chúng xuất hiện phổ biến từ Ấn Độ Dương cho đến Thái Bình Dương.

Đặc điểm của cá chình

Cá chình có thân hình thuôn dài gần giống với loài lươn sông. Phần đầu của cá nhỏ và tròn giống với hình trái xoan.

Mắt của cá chình khá bé, miệng lớn hơi nhếch lên, môi khá dày, răng khá nhỏ và dày tạo thành những dải răng.

Phần vây lưng và vây hậu môn của chúng khá dài thường nối liền cùng với vây đuôi của chúng. Cá chình có vây ngực tròn – ngắn và đặc biệt là không có vây bụng.

Cá chình là loài hô hấp qua da và lớp da có rất nhiều nhớt. Phần lưng của cá thường có màu xanh đen, phần ngăn cách giữa lưng và bụng có màu vàng và phần bụng có màu trắng.

Cá chình con thì có màu hơi xám ở lưng và vàng ở bụng. Tuy nhiên, màu sắc của cá chình còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống để quyết định độ đậm nhạt của cá.

Một chú cá chình khi trưởng thành có thể dài từ 60cm – 2m và nặng từ 250 gram – 17kg.

Phân Loại Cá Chình

Các nhà khoa học chúng ta phân loại cá chình theo họ của chúng. Nhìn chung có 3 nhóm chính:

- Cá chình nước ngọt(họ Anguillidae)

- Cá chình biển (họ Congidae)

- Cá chình Moray (họ Muraenidae)

Có một chi tiết đặt biệt mà chúng ta cần lưu ý. Giống cá chình Monopterus gồm 6 loài và chỉ tìm được ở châu Á. Người phương Tây gọi giống cá này là "cá chình ruộng lúa".Tuy nhiên, một số nước châu Á lại gọi chúng là "lươn" thí dụ như loài Monopterus albus hay M. cuchia …Ở Việt Nam chúng ta cũng gọi những loài này là "lươn".

Chính vì thế, chúng tôi không liệt kê ở đây, xin phép giới thiệu những loài "được công nhận" là cá chình đối với Việt Nam nói chung và cả thế giới nới riêng

1. Cá chình nước ngọt(họ Anguillidae)

Cá chình nước ngọt thuộc giống Anguilla, có tổng cộng 20 loài.Những loài cá chình này tương đối nhỏ, phần lớn cuộc đời chúng sống ở nước ngọt. Tuy nhiên chúng vẫn trở ra biển sinh sản (di trú xuôi dòng )

Cá chình nước ngọt có hai loài điển hình: loài cá chình vây dài và loài cá chình vây ngắn.

a.Miêu tả

Cá chình nước ngọt thành thục giới tính ở một biên độ khá rộng, có khi rất trễ (năm 96 tuổi). Vào lúc thành thục giới tính, chúng di trú ra biển để gây giống rồi chết. Con cái thành thục (loài có vây dài ) đạt độ dài trung bình khoảng 93 cm, còn con đực khoảng 56 cm. Tuy nhiên, có những con thây đổi kích thước khá lớn, một vài con cái có thể đạt độ dài tới 200 cm, vòng ngực khoảng 50cm và cân nặng hơn 20kg

Con cái thành thục (loài vây ngắn ) dài khoảng 70 cm, con đực khoảng 42cm. Loài cá chình vây dài màu xanh ôliu có đốm màu lục sậm, nâu và đen, con đực thành thục (loài vây ngắn ) có màu xanh ôliu nhưng không có đốm còn loài cá chình ở miền Nam Thái Bình Dương thì đều có đốm màu sậm

b. Môi trường sống và phân bố

Cá chình sống ở nưóc ngọt thường sống vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.Tất cả những loài cá này đều có thể xuất hiện ở sông, đập, phá và hồ nước ngọt. Và bất kỳ loài nào cũng vậy, chúng đều di trú ra biển sinh sản

Có hai loài sống ở Bắc Đại Tây Dương và nhũng vùng nưóc kế cận, đó là loài cá chình châu Âu Anguilla anguilla và cá chình Mỹ Anguilla rostrala. Loài Anguilla anguilla xuất hiện một số bờ biển, sông ngòi châu Âu và miền bắc châu Phi, song ngược lại cá chình Mỹ Anguilla rostrata sống tại miền Bắc và trung Mỹ.

Cả hai loài này phần lớn cuộc đời sống trong những con sông cửa sông phá nước mặn. Nhưng sau một năm tuổi, chúng thành thục giới tính bắt đầu di trú. Đầu tiên chúng ra biển khơi rồi đến hướng tây trung tâm Đại Tây Dương nơi còn gọi "biển tảo đuôi ngựa " (Sargasso Sea). Vào những tháng mùa hè và mùa xuân. Chúng đẻ trứng ở nơi này.

Trứng phát triển ấu trùng trong suốt, dẹt hai bên, được gọi cá chình con nới nở (leptocephalus). Do tác động mạnh mẻ dòng chảy về phía bờ biển, ấu trùng trôi dạt vào bờ. Khi đến bò biển chúng đã phát triển thành con (elves). Kế tiếp chúng sẽ di trú sâu vào nội địa, hợp lại thành đàn rồi sống nơi nước ngọt

c. Sinh sản và chu kỳ sống

Cá chình vây ngắn và cá chình vây dài đều có chu kỳ sống tương tự nhau. Cả hai loài này đều đẻ trứng ở biển nơi có nước sâu hơn 300 m. Trong vòng 2 đến 10 ngày, trứng sẻ nở thành ấu trùng gọi là "leptocephali" khi những dòng nước biển mang ấu trùng tới những dải đá ngầm ở thềm lục địa.

Ở nơi đó chúng sẽ phát triển thành " cá chình thủy tinh" (glass eels), loại cá chình này không có răng và màu sắc. Nhờ sự giúp đở của dòng nước, chúng di chuyển vào những cửa sông.Vào cuối mùa thu và mùa xuân, các chình thủy tinh vây ngắn sẽ vào các của sông, trong khi cá chình thủy tinh vây dài sẽ vào của sông trong mùa hè mùa thu .

Khi cá chình thủy tinh có màu sắc thì người ta gọi chúng là "cá chình con" (elvers). Kể từ khi đó, chúng từ cửa sông di chuyển vào hồ, đầm lầy, những nhánh sông nước ngọt, vùng lạch và những nơi nước có thể phù hợp với sự thích nghi của chúng (thí dụ bể nuôi nhân tạo). Còn đối với loài cá chình vây dài, chúng thường di trú vào màu hè nùa xuân. Nhìn chung, người ta thấy những con đực xuất hiện khúc sông thấp hơn, những con cái di chuyển sâu hơn trong nội địa.

Khi cá nước ngọt thành thục chúng di chuyển xuôi dòng đến những con sông lạch, trước khi bắt đầu di trú ra biển để đẻ trứng. Để chuẩn bị cho điều này, chúng chịu một số thây đổi sinh lý và cơ thể, Chúng trở nên có sắc màu như bạc, mở mắt rộng dạ dày thoái hóa, tuyến sinh dục rộng hơn. Ca chình thành thục tìm đến những con màu sắc bạc và không có gì ăn cả.

Trong tự nhiên, cá chình thành thục trong độ tuổi khác nhau.Theo ước lượng các nhà khoa học, cá đực thành thục vào khoảng 10 đến 30 tuổi. Người ta cho rằng tất cả con trưởng thành sẽ chết sau giai đoạn để trứng.

Đối với nghề nuôi cá ,cá chình thủy tinh hoặc cá chình con phải được đánh bắt từ tự nhiên để nuôi. Người ta dùng lưới đánh bắt chúng ở các cửa sông và những khúc sông thấp hơn ở miền duyên hải. Ở Australia, chính quyền cấp phép mới được đánh chúng. Số lượng cho phép đánh bắt liên quan đến khả năng của người chăn nuôi. Chu kỳ sống và có thể để trứng và sản xuất cá chình thủy tinh được công nhận là 20 năm hoặc hơn nữa.

d. Tăng trưởng

Cá chình thủy tinh và cá chình con được nuôi tốt nhất trong bể nước khi chuyển đến những nơi có điều kiện thuận lợi phát triển hơn nữa. Sự tăng trưởng cửa cá chình con có thể đạt kích cỡ thị trường khi nuôi trong hệ thống bể hoặc ao đất.

Nếu nuôi trong bể, người ta có thể quản lý những bể 1.000 – 2.000 lít, cung cấp cho nước chảy qua hoặc tát nước lưu thông. Sự tuần hoàn khép kín đòi hỏi công việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật xử lý công phu duy trì chất lượng nước phù hợp. Ao đất đẻ cá chình tăng trưởng cần được xây dựng trên đất xốp, Những ao này có thể xếp thành hàng để không bị rò rỉ.

Tuy nhiên, giá xây dựng những ao đất thế này cao hơn. Diện tích của ao cần từ 0.1 ha đến 0.5 ha và sâu khoảng 1.5 m

Cá chình cần một lượng oxgen lớn nếu chúng hoạt động tích cực và tăng tưởng nhanh. Do đó, người ta sử dụng những bánh xe gắn mái chèo hoặc máy quạt để cung cấp lượng lưu thông không khí trong nước. Ngoài ra, người ta còn kích thích tảo "phytoplanktonic" ra hoa để chúng sản xuất oxy và che chở cá chình trước ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống. Nước cần thây đối thường xuyên để duy trì chất lượng.

Độ PH, mức oxy hòa tan, nhiệt độ, tổng khối lượng nitrogen và nitrite lượng nước xấu hơn mức cho phép thì cần cung cấp nước mới một cách nhanh chóng để bảo đảm đàn cá không bị ảnh hưởng.

Cá chìnhcần được nhanh chóng tập làm quen thức ăn nhân tạo kể từ khi chúng vào nơi nuôi. Ở Australia, có nhiều loại thức ăn viên phù hợp với cá chình vây ngắn và vây dài, người ta cho chúng ăn 3- 4 lần /ngày để đảm bảo chúng khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.

Lợi ích của cá chình đối với sức khỏe

Không chỉ là một món ăn ngon, thịt cá chình biển còn rất lợi cho sức khỏe chúng ta. Thịt cá chình chứa hàm lượng protein cao hơn cả thịt bò, thịt lợn và trứng gà, nhiều chất béo và đặc biệt là rất giàu các loại vitamin.

Cụ thể trong 100 gram thịt cá chình đã nấu chín cung cấp khoảng 236 calo; 23,65 gram protein; 14,9 gram chất béo, cũng như một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12, lysine, omega-3, kẽm, sắt, kali, phốt-pho.

Cá chình còn là một bài thuốc đông y. Theo y học cổ truyền, thịt cá chình có vị ngọt, tính bình tác dụng vào các kinh mạch thuộc can và thận, có khả năng bổ dương, giúp máu huyết lưu thông tốt, bổ gân, xương khớp, trừ được phong thấp, trị trẻ em cam tích, phụ nữ băng lậu, trị trĩ và ngứa lở ngoài da. Rượu có pha mật cá chình có tác dụng chữa bệnh đường ruột.

Trong nghiên cứu tây y tổng hợp từ trang web nổi tiếng về thông tin sức khỏe Health benefits time, thịt cá chình ngoài các lợi ích đã kể trên còn giúp tăng cường sự phát triển của não bộ, thị lực tốt và các chức năng của hệ thần kinh. Cụ thể hơn như sau:

Làm đẹp da

Thành phần giàu vitamin A và nhiều nước có trong thịt cá chình giúp loại bỏ độc tố và các gốc tự do có thể gây hại cho da, giúp làn da mềm mại và dẻo dai, ngăn ngừa khô và các tình trạng da như bệnh vẩy nến.

Sự hình thành ADN

Thành phần vitamin B12 (cobalamin) có trong cá chình là một chất rất cần thiết cho sự hình thành ADN trong cơ thể, hỗ trợ quá trình phân chia tế bào. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Tái tạo tế bào và mô

Cá chình có hàm lượng protein cực cao, góp phần tái tạo tế bào, nuôi dưỡng tóc, móng và da.

Ngăn ngừa các bệnh xương khớp

Cá chình có chứa nhiều phốt pho là khoáng chất cần thiết ngăn ngừa các bệnh xương khớp

Cá chình có chứa nhiều phốt pho là khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và duy trì răng và xương, thúc đẩy sức khỏe nướu cũng như men răng.

Hỗ trợ tiêu hóa

Vitamin B trong cá chình hỗ trợ chức năng của hệ thống tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ trị các chứng biếng ăn.

Tăng cường hoạt động não bộ

Cá chình cung cấp kẽm có tác dụng tích cực đối với sức khỏe não bộ; vitamin B6 giúp kích thích chức năng dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.

Cá chình cung cấp kẽm có tác dụng tích cực đối với sức khỏe não bộ

Điều trị bệnh Alzheimer

Cá chình cung cấp thiamine và vitamin B1 làm chậm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Cá chình cung cấp thiamine và vitamin B1 ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ

Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Cá chình cung cấp kali giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy đến não và kích thích hoạt động thần kinh, ngăn ngừa đột quỵ xảy ra trong não, ngăn ngừa đông máu.

Táo bón

Cá chình chứa magie làm nhuận tràng để thư giãn cơ ruột, phòng táo bón.

 

Người đăng: chiu
Time: 2022-01-27 13:52:28
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo