Bộ gặm nhấm là gì?

Tương tự: Rodentia
Bộ Gặm nhấm (Rodentia) là một Bộ động vật có vú đặc trưng bởi một cặp răng cửa liên tục phát triển ở mỗi hàm trên và hàm dưới, và cần được giữ ngắn bằng cách gặm nhấm. Khoảng 40% tất cả các loài động vật có vú là loài gặm nhấm (2.277 loài); chúng được tìm thấy với số lượng lớn trên tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Chúng là loài động vật có vú đa dạng nhất và sống trong nhiều môi trường trên cạn, bao gồm cả môi trường do con người tạo ra. Các loài gặm nhấm phổ biến là chuột nhắt, chuột cống, sóc, sóc chuột, chuột túi (không nhầm với kangaroo (Macropus spp.), đôi khi cũng được gọi là chuột túi), nhím lông, hải ly, chuột nhảy (gerbil), chuột lang, hamster (chuột đất vàng).[1] Động vật gặm nhấm có các răng cửa sắc mà chúng dùng để gặm nhấm gỗ, thức ăn và cắn kẻ thù. Phần lớn động vật gặm nhấm ăn hạt hay thực vật, mặc dù một số có khẩu phần thức ăn biến đổi hơn. Một vài loài là những động vật phá hoại, ăn và tàn phá các kho dự trữ lương thực của loài người cũng như là nguồn gốc lan truyền dịch bệnh.

Kích thước và phân bố

Về số lượng loài — không nhất thiết phải tính theo số lượng quần thể hay sinh khối — động vật gặm nhấm là bộ lớn nhất của lớp Thú. Người ta ước tính có khoảng 2.277 loài động vật gặm nhấm , với trên 40% các loài động vật có vú thuộc về bộ này.
Thành công của chúng có lẽ là do kích thước nhỏ của chúng, chu kỳ sinh sản ngắn, khả năng gặm nhấm và ăn các loại thực phẩm khác nhau.

Động vật gặm nhấm được tìm thấy gần như trên mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), phần lớn các hòn đảo, và gần như trong mọi môi trường sinh sống (ngoại trừ đại dương). Chúng cũng là bộ động vật có nhau thai duy nhất, ngoài dơi (bộ Chiroptera) và hải cẩu (Pinnipedia), có thể tới khu vực Australia mà không cần sự du nhập của con người.

Đặc trưng

Nhiều loài động vật gặm nhấm có kích thước nhỏ; như chuột lùn châu Phi với kích thước chỉ dài 6 cm và cân nặng 7 gam. Trong khi đó, chuột lang nước cân nặng tới 45 kg (100 pound) còn loài tuyệt chủng Phoberomys pattersoni được cho là nặng tới 700 kg. Loài tuyệt chủng Josephoartigasia monesi cân nặng khoảng 1 tấn, còn những cá thể lớn nhất của loài này có thể nặng trên 2,5 tấn.

Động vật gặm nhấm có 2 răng cửa trên mỗi hàm mọc ra liên tục và chúng phải được giữ ngắn bằng cách gặm nhấm để mài mòn bớt đi; đây chính là nguồn gốc tên gọi khoa học của bộ, từ tiếng La tinh rodere nghĩa là gặm nhấm và dens, dentis nghĩa là răng. Các răng này được dùng để cắt gỗ, cắn vỏ hoa quả hay phòng ngự. Các răng này có lớp men răng ở mặt ngoài và lớp ngà răng trần trụi ở mặt trong, vì thế chúng tự được làm sắc trong quá trình gặm nhấm. Động vật gặm nhấm thiếu răng nanh, và vì thế có khoảng trống giữa các răng cửa với các răng tiền hàm. Gần như tất cả động vật gặm nhấm đều có thức ăn là thực vật, cụ thể là hạt, nhưng cũng có một số ngoại lệ như ăn côn trùng hay cá. Một số loài sóc còn ăn các loài chim thuộc bộ Sẻ như chim hồng y giáo chủ và giẻ cùi lam.

Động vật gặm nhấm là quan trọng trong nhiều hệ sinh thái do tốc độ sinh sản nhanh của chúng và có thể thực hiện chức năng như là nguồn thực phẩm cho động vật ăn thịt, hay như cơ chế phát tán hạt cũng như là sinh vật truyền bệnh. Con người sử dụng động vật gặm nhấm như là nguồn cung cấp lông thú, vật nuôi cảnh, sinh vật mô hình trong các thử nghiệm động vật, thực phẩm và thậm chí cả trong dò tìm mìn trong đất.

Các thành viên của các nhóm động vật phi gặm nhấm như Chiroptera (dơi), Scandentia (chuột chù cây), Insectivora (chuột chũi, chuột chù và nhím gai), Lagomorpha (thỏ, thỏ tai to và thỏ đá) hay các động vật ăn thịt của họ Chồn như chồn và chồn vizon đôi khi cũng bị nhầm là động vật gặm nhấm.

Tiến hóa

Các mẫu hóa thạch của các động vật có vú tương tự như động vật gặm nhấm đã xuất hiện rất nhanh sau khi khủng long bị tuyệt chủng, khoảng 65 triệu năm trước (Ma), vào khoảng thế Paleocen. Tuy nhiên, một số dữ liệu đồng hồ phân tử lại cho rằng các động vật gặm nhấm hiện đại (các thành viên của bộ Rodentia) đã xuất hiện vào cuối kỷ Phấn Trắng, mặc dù các ước tính phân nhánh phân tử khác lại phù hợp với các mẫu hóa thạch. Vào cuối thế Eocen, các họ hàng của hải ly, chuột sóc, sóc và các nhóm khác đã xuất hiện trong các mẫu hóa thạch. Chúng khởi đầu từ Laurasia, một lục địa trước đây là sự nối liền của Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Một vài loài đã xâm chiếm châu Phi, tạo ra sự xuất hiện của những loài nhím lông (Hystricognathi) sớm nhất. Tuy nhiên, một số nhỏ các nhà khoa học tin rằng chứng cứ từ ADN ti thể chỉ ra rằng Hystricognathi có thể thuộc về nhánh tiến hóa khác và vì thế thuộc về bộ khác. Từ đây nhóm Hystricognathi xâm chiếm Nam Mỹ, một lục địa cô lập trong thế Oligocen và thế Miocen. Vào thời gian của thế Miocen, châu Phi va chạm với châu Á, cho phép các động vật gặm nhấm như nhím lông phổ biến sang lục địa Á-Âu.[10]

Trong thế Pliocen, các mẫu hóa thạch đã xuất hiện tại Úc. Mặc dù thú có túi (Marsupialia) là nhóm thú nổi bật tại Australia, nhưng động vật gặm nhấm chiếm tới gần 25% lớp Thú của châu lục này. Nhiều loài găm nhấm thuộc phân họ Murinae nằm trong số những loài thú của lục địa này, với khoảng 50 loài 'đặc hữu cũ' và to loài chuột (Rattus) trong số đó 8 loài là 'đặc hữu mới' và 2 loài được du nhập từ châu Âu. Trong thời gian đó, Nam Mỹ và Bắc Mỹ nối liền và một số động vật gặm nhấm chiếm lĩnh các lãnh thổ mới; các loài chuột tràn xuống phía nam còn các loài nhím lông thì di chuyển lên phía bắc.

Một số động vật gặm nhấm tiền sử
  • Castoroides, hải ly khổng lồ, nặng trên 100 kg (220 lb), sống trong Pleistocene[
  • Ceratogaulus, động vật gặm nhấm có sừng và đào hang, Miocene muộn đến Pleistocene
  • Spelaeomys, chuột có kích thước lớn trên đảo Flores, tuyệt chủng năm 1500
  • Heptaxodontidae, một nhóm động vật gặm nhấm đã từng sinh tồn ở Tây Ấn, nặng hơn 200 kg (440 lb), trong Pleistocene
  • Ischyromys, động vật gặm nhấm tương tự như sóc nguyên thủy
  • Leithia, chuột sóc khổng lồ, nặng 113 kg (249 lb), trong Pleistocene
  • Neochoerus pinckneyi, lợn nước khổng lồ ở Bắc Mỹ, cân nặng tới 100 kg (220 lb), trong Pleistocene
  • Josephoartigasia monesi, động vật gặm nhấm to lớn nhất đã biết, nặng 1.500 kg (3.300 lb) sống trong Pliocene đến Pleistocene sớm.
  • Phoberomys pattersoni, động vật gặm nhấm to lớn thứ hai đã biết, dưới 280 kg (620 lb); ước tính trước đây đến 700 kg (1.500 lb), sống trong Miocene
  • Telicomys, động vật gặm nhấm to lớn ở Nam Mỹ, kích thước khoảng 70% của P. pattersoni, sống vào Miocene muộn đến Pleistocene sớm

Các loài gặm nhấm

Các loài gặm nhấm có mặt ở tất cả các lục địa trừ Nam Cực. Chúng sống ở nhiều nơi cư trú từ lãnh thổ đầy tuyết đến sa mạc thiêu đốt. Một số loài chuột thường gặp trong môi trường của con người:

  • Chuột cống, chuột đàn
  • Chuột nhắt
  • Chuột đồng
  • Sóc
  • Marmot
  • Chuột hamster
  • Chuột lang
  • Chuột vàng
  • Sóc chuột Bắc Mỹ
  • Nhím
  • Hải ly
  • Chuột lang nước (không phải thỏ, thỏ rừng, và chuột chù).

Có trên 200 loài gặm nhấm ở Bắc Mỹ, trên 70 loài ở Việt Nam và Ấn Độ, nhưng chỉ có 10 loài bản địa ở Đảo Anh.

Đặc điểm của Loài gặm nhấm

Đặc thù của loài gặm nhấm là một cặp răng cửa liên tục phát triển ở hàm trên và dưới. Các răng này phát triển suốt đời của loài gặm nhấm do đó nó phải luôn mài mòn để ngăn chúng mọc quá dài.

Loài gặm nhấm được biết đến có các đặc tính sau, tùy vào loài:

  • Sống trên cây
  • Đào bới
  • Bán thủy sinh

Chúng sử dụng nhiều phương pháp vận động khác nhau gồm đi trên bốn chân, chạy, leo, nhảy bằng hai chân, bơi lội và trượt. Một số sống về đêm và một số hoạt động ban ngày.

Các loài gặm nhấm có xu hướng sống thành đàn, sống thành đàn từ nhỏ đến rất lớn. Chúng còn có khả năng sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi, là một trong những lý do vì sao chúng là mối lo ngại khi bạn bị chúng xâm nhập vào nhà hay doanh nghiệp của bạn.

Đa số loài gặm nhấm là động vật ăn cỏ, ăn hạt, quả, rễ cây, củ, thân cây, lá, hoa và trái cây. Một số là loài ăn tạp, ăn thịt như các côn trùng và một số ít là loài ăn thịt.
 

Các loài gặm nhấm có ích

Loài gặm nhấm không chỉ là loài gây hại, chúng đã được sử dụng từ xưa để làm thực phẩm, lông và gần đây là thú cưng và động vật thí nghiệm. Chuột lang từng là nguồn thịt chính của người Inca, trong khi chuột sóc đã từng là sự thanh tao của người La Mã, họ nuôi chúng trong các chậu và hàng rào đặc biệt. Nhiều nền văn hóa trên khắp thế giới vẫn ăn loài gặm nhấm hoang dã vì chúng sẵn sàng là nguồn thịt sẵn có.

Loài gặm nhấm được coi là thú cưng

Có nhiều loài gặm nhấm được con người nuôi như thú cưng, chúng thường có xu hướng nhỏ, nhưng có thể phát triển khá lớn tùy thuộc vào lượng thức ăn chúng được cho ăn.

Các loài gặm nhấm được xem như thú cưng gồm:

  • Chuột lang
  • Chuột nhắt
  • Chuột cống
  • Chuột hamster
  • Chuột nhảy
  • Sóc Nam Mỹ
  • Chuột Chile
  • Sóc chuột

Thiệt hại do loài gặm nhấm gây ra

Một trong những vấn đề chính loài gặm nhấm là những thiệt hại mà chúng gây ra. Loài gặm nhấm được biết đến là loài tò mò và khám phá những khu vực mới để tìm thức ăn.

Loài gặm nhấm gây tổn thất về kinh tế khổng lồ trên thế giới:

  • ăn, gây thiệt hại, và làm nhiễm bẩn thức ăn trên đồng, trong kho trong toàn bộ chuỗi thức ăn và trong nhà.
  • làm hư kết cấu, tòa nhà, cầu, cống, và hệ thống cáp, v.v. bằng cách gặm nhấm và đào bới.
  • gây thiệt hại và nhiễm bẩn hàng hóa như bao bì, quần áo và bàn ghế.

Bệnh do loài gặm nhấm sinh ra

Loài gặm nhấm có thể mang nhiều sinh vật gây bệnh cho người. Các loại bệnh này có thể được loài gặm nhấm lây trực tiếp thông qua:

  • để lại phân và nước tiểu trong môi trường của con người,
  • truyền rác rưởi 'cơ học' do các loài gặm nhấm mang,
  • vết cắn của loài gặm nhấm - gồm các vết cắn của loài gặm nhấm nuôi như thú cưng

Sự lây bệnh còn có thể xảy ra 'kết hợp' với nhiều loại ký sinh trùng sống trên loài gặm nhấm và con người: bọ chét, tích, rận và chấy. Nhiều loài gặm nhấm có thể truyền bệnh thông qua 'vật ký sinh ngoài'.

Ngoài ra, nhiều loài gặm nhấm là nguồn cung cấp quan trọng của một số bệnh chủ yếu do muỗi mang và ruồi chích truyền các bệnh giữa động vật và con người mà chúng hút máu. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến những người đang sống ở vùng xa xôi và du khách và những người đi săn đến các khu vực nông thôn. Các loài gặm nhấm mang các bệnh lây cho con người gồm chuột đồng, chuột nhắt, sóc, chuột marmot, và sóc chó.

Các bệnh do loài gặm nhấm lây lan

Bệnh do vi khuẩn

  • salmon,
  • bệnh do xoắn khuẩn leptospira,
  • bệnh nhiễm khuẩn do ve,
  • bệnh sốt Rickettsia,
  • Sốt đốm Rocky Mountain,
  • Sốt thỏ,
  • Bệnh do ruồi cát gây ra,
  • bệnh dịch hạch;

Các loại virus

  • bệnh gây ra cho loài gặm nhấm,

  • viêm não do tích gây ra,
  • Các loại virus nhóm California,
  • sốt ve Colorado,
  • bệnh dại,
  • bệnh đậu mùa ở súc vật,
  • bệnh do virus arena gây ra;

Sinh vật đơn bào

  • bệnh nhiễm giun từ động vật,
  • nhiễm trùng máu do ve bét gây ra,
  • bệnh nhiễm ký sinh trùng Leishmania,
  • bệnh nhiễm vi khuẩn Cryptosporidium;

Giun sán 

  • nhiễm sán xơ mít cho chuột cống gây ra,
  • nhiễm sán kim echinococcus
  • nhiễm giun tròn,
  • nhiễm giun tóc,
  • bệnh giun sán từ chó mèo

Bảo tồn

Trong khi các động vật gặm nhấm không bị đe dọa nghiên trọng như những loài thú khác, có khoảng 168 loài trong 126 chi được xếp vào nhóm "đáng được quan tâm bảo tồn" theo nghĩa được chấp nhận giới hạn trong công chúng. Vì 76% các chi động vật găm nhấm là đơn loài, phần lớn đa dạng phát sinh loài có thể bị mất đi so với số lượng tuyệt chủng nhỏ có thể so sánh. Do thiếu những hiểu biết chi tiết về các loài có nguy cơ bị đe dọa và sự chính xác của hệ thống phân loại học, công việc bảo tồn phải dựa chủ yếu trên các bậc phân loại cao hơn (như cấp họ thay vì cấp loài) và các điểm nóng về địa lý. Ví dụ, ở Colombia, loài nhím Sphiggurus vestitus được ghi nhận chỉ dữa vào hai tiêu bản địa phương ở vùng núi vào thập niên 1920, trong khi loài chuột Santamartamys rufodorsalis chỉ được biết đến ở khu vực bờ biển Caribe, vì vậy các loài này được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương. IUCN viết rằng "chúng ta có thể kết luận rằng nhiều loài gặm nhấm Nam Mỹ đang bị đe dọa nghiên trong do sự phá hoại môi trường và săn bắn quá mức".

Ba loài gặm nhấm gây hại (chuột nâu, chuột đen và chuột nhà) đã phát tán lan rộng theo con người, một phần trên những chuyến tàu trong kỷ nguyên khám phá thế giới, và với loài thứ tư trong Thái Bình Dương là Rattus exulans đã gây hại nghiêm trọng các sinh vật đảo trên khắp thế giới. Ví dụ như khi chuột đen đến đảo Lord Howe năm 1918, hơn 40% loài chim đất liền của đảo trở nên tuyệt chủng trong vòng 10 năm. Sự phá hoại tương tự đã được chứng kiến trên đảo Midway (1943) và đảo Big South Cape (1962). Các dự án bảo tồn với sự chuẩn bị cẩn thận có thể hoàn toàn tiêu diệt các loài gặm nhấm gây hại ở các đảo bằng cách sử dụng thuốc chống đông máu trừ chuột như brodifacoum.Việc này đã được áp dụng thành công trên đảo Lundy ở Liên hiệp Anh nơi đây đã xóa sổ khoảng 40.000 con chuột tạo cơ hội cho các quần thể Puffinus puffinus và Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương phục hồi từ điểm gần như tuyệt chủng.

Người đăng: dathbz
Time: 2020-08-06 14:26:06
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo