Bánh da lợn là gì?

Bánh da lợn là loại bánh có màu xanh trắng xen kẽ khá bắt mắt. Bánh da lợn ăn vào mùa mưa nhất là những tháng có mưa dần thì vô cùng hợp vị nhé. Bánh sẽ mang lại cảm giác no lâu cho người ăn, tuy nhiên để làm ra một chiếc bánh da lợn thì rất kỳ công đòi hỏi phải mất khá nhiều thời gian,là một loại bánh dùng để tráng miệng của Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ. Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo, va ni hay lá dứa và một số gia vị khác. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, khoai môn nghiền mịn hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo, đường.Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Bánh được hấp trong những khuôn nhỏ hình tim, hoa lá hoặc trong khuôn lớn rồi cắt nhỏ thành miếng khi ăn.

Công đoạn đầu tiên của việc làm bánh là phải xay bột, nấu đậu xanh rồi nạo dừa vắt nước cốt, giã lá dứa. Ngoài ra còn ti tỉ công việc nhỏ lặt vặt trong quá trình làm bánh. Bánh da lợn ngoài cần phải đảm bảo cách trình bày đẹp mắt thì còn phải đảm bảo được hương vị của nó. Bánh dẻo thơm bột gạo nếp hòa cùng vị ngọt ngào nhân đậu xanh và nước dừa béo ngậy sẽ khiến bạn nhớ mãi hương vị đó của món bánh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh da lợn

Bánh da lợn để đảm bảo được vừa thơm ngon, vừa đúng vị thì cần rất nhiều công sức và thời gian. Ngoài ra cũng cần phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu, hãy tham khảo ngay nhé!

Phần bột lá dứa gồm có:

  • 30g bột nếp
  • 220g bột năng
  • 400ml nước cốt dừa
  • 150g lá dứa
  • ¼ muỗng canh muối
  • 180g đường

Phần bột đậu xanh gồm có:

  • 150g đậu xanh
  • 110g bột năng
  • 20g bột gạo
  • 200ml nước cốt dừa
  • 160ml nước lạnh
  • ¼ muỗng canh muối

Ngoài ra cần chuẩn bị thêm các dụng cụ như khuôn bánh theo ý thích; nồi hấp hoặc nồi điện có chức năng hấp bánh;...

Cách chế biến món bánh da lợn

Để chế biến món bánh da lợn, trước tiên bạn cần tiến hành làm phần bột lá dứa:

Bước 1: Làm phần bột lá dứa

Lá dứa sau khi được rửa sạch thì cắt khúc thành 2 đến 3 cm, sau đó cho vào máy xay sinh tố cùng 200ml nước cho nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Với lượng nước cốt lá dứa vừa thu được, bạn hãy hòa cùng 400ml nước cốt dừa, thêm ¼ muỗng canh muối và 180g đường vào với nhau sau đó khuấy đều cho các hỗn hợp trên hòa quyện với nhau và tan đều.

Tiếp đến là trộn đều 220g bột năng cùng 30g bột nếp rồi lọc qua một cái rây. Sau đó cho tất cả lượng bột đó vào hỗn hợp nước cốt lá dứa vừa thu được ở trên. Việc tiếp theo là khuấy đều tất cả các nguyên liệu để chúng không bị vón cục (một mẹo nho nhỏ cho bạn là nên lọc qua rây để thu được hỗn hợp mịn nhất của bột).

Bước 2: Làm phần bột đậu xanh

Đậu xanh để ngon thì bạn cần phải ngâm qua đêm cho nó nở mềm (nếu không có nhiều thời gian thì có thể ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng trước khi tiến hành chế biến). Sau khi đậu đã nở mềm thì cho vào nồi đun sôi, nấu cùng nước lọc đến khi nó chín nhuyễn ra. Hãy nhớ ở bước này cần để lửa nhỏ và liên tục khuấy đều từ dưới lên trên để đậu không bị cháy.

Sau khi đã hoàn thành xong việc nấu đậu xanh, bạn hãy hòa nước cốt dừa, nước lạnh, muối và đường vào rồi khuấy đều cho tan. Rồi đổ tất cả hỗn hợp đó vào lượng đậu xanh vừa nấu, rây qua rây lọc để thu được hỗn hợp mịn nhất có thể nhé.

Bước 3: Tiến hành hấp bánh

Chuẩn bị một nồi hấp, cho vào đó lượng nước bằng khoảng ½ chiều cao của nồi rồi đun sôi. Với khuôn đựng bánh, bạn nên phết một lớp dầu mỏng quanh đáy và thành khuôn để chống dính bánh.

Sau khi hoàn thành xong hai phần bột lá dứa và bột đậu xanh, thì tiến hành đổ bột vào khuôn theo từng lớp, 2 lớp xen kẽ nhau cứ hết lớp này lại đến lớp khác (ở bước này sau khi đổ xong một lớp hãy chờ khoảng 2 đến 3 phút cho bánh chín rồi mới đổ lớp tiếp theo). Khi đã hết lượng bột đã chuẩn bị bạn nên hấp thêm 2 - 3 phút cho bánh chín hẳn. Hãy thử đâm một que tăm nhỏ qua bánh, nếu bánh không bị ướt bột dính chứng tỏ bánh đã chính hẳn rồi.

Yêu cầu sau khi hoàn thành món bánh da lợn

  • Hương vị: Bánh có độ dẻo, mềm dễ ăn cùng hương vị thơm ngọt ngào của lá dứa hòa quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa và nhân đậu xanh.

  • Hình thức bên ngoài: Bánh da lợn chuẩn là bánh sẽ có tầng tầng lớp lớp với hai màu xanh, vàng xen kẽ. Đó chính là hai lớp nhân của bột lá dứa và bột đậu xanh.
  • Bánh có độ ngọt vừa phải, khi ăn phải có độ dai
  • Bánh không nên hấp quá lâu, sẽ khiến cho bánh có màu xỉn, đặc biệt là màu lá dứa. Nước hấp trong nồi bánh lúc nào cũng phải được đun sôi
  • Có thể sử dụng nhiều loại màu khác nhau trong chế biến ngoài lá dứa như màu hoa đậu biếc; màu gấc;...
  • Hấp bánh xong bạn có thể cho bánh vào chậu nước đá 30 phút sẽ giúp bánh được dai hơn và không bị khô quá khi đổ qua ngày
  • Để bánh có màu xanh đẹp thì nên chọn lá dứa non để qua một ngày. Sau khi đã xay nhuyễn lá dứa thì chờ lớp bã cặn lắng xuống, và lấy phần nước phía trên.

Hướng dẫn cách bảo quản món bánh da lợn

Bánh da lợn chủ yếu được làm từ đậu xanh cùng các loại bột khác nhau, nên thời gian hạn sử dụng của bánh khá ngắn. Nếu bạn chỉ để bánh ở nhiệt độ bình thường thì bánh sẽ mau hỏng và dễ bị hư.

  • Nên bảo quản trong tủ lạnh nếu sử dụng không hết. Đậy nắp đầy đủ khi bảo quản, nếu mở nắp hộp sẽ bị khô bánh
  • Sau khi bánh đã bỏ tủ lạnh thì nên dùng trong 2 ngày tiếp theo. Thời gian bánh để càng lâu thì càng ảnh hưởng đến màu sắc, hương vị và chất lượng của bánh. Song có một điều thú vị là bánh da lợn khi được bảo quản trong tủ lạnh sẽ đưa lại hương vị kích thích dễ ăn hơn rất nhiều

Trên đây là toàn bộ thông tin về bánh da lợn: cách làm, nguyên liệu cần chuẩn bị và yêu cầu phải đạt được sau khi nấu bánh. Để làm được chiếc bánh da lợn không tốn nhiều thời gian, tuy nhiên lại rất cần đến sự tỉ mỉ và khéo léo. Hy vọng bạn đọc sẽ tiếp thu và làm được những mẻ bánh da lợn ngon, hấp dẫn người ăn. 

Người đăng: chiu
Time: 2021-09-08 10:30:29
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo