Răng khôn là gì?

Răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn mọc lên cuối cùng của một người. Trong quá trình mọc răng, chiếc răng này có thể gây nên những cơn đau khó chịu.

Răng khôn khi mọc lên có thể gây ra những cơn đau khó tả. Nếu bạn chưa từng nhổ răng khôn và đang phải trải qua cơn đau răng, bạn có thể sẽ nghi ngờ liệu mình có đang bị đau răng khôn? Nếu thật sự như vậy, làm thế nào bạn nhận ra tình trạng này?

Khi xuất hiện, cơn đau răng khôn có thể đi cùng một số dấu hiệu như:

  • Vị trí đau ở trong cùng khoang miệng, phía sau răng hàm
  • Nhìn thấy răng khôn bắt đầu nhú khỏi nướu
  • Khu vực mọc răng khôn có thể sưng đỏ

Tuy vậy, một số người cũng có thể không bộc bất kỳ triệu chứng nào đi kèm với đau răng khôn.

Vì sao bạn bị đau răng khôn?

Đau răng khôn có thể đột ngột xuất hiện hoặc phát triển từ từ theo thời gian. Tình trạng này có khả năng phát sinh bởi một số lý do. 

Trước tiên, bạn cần biết rằng răng khôn có xu hướng mọc lên trong độ tuổi 17 – 21 ở mỗi người. Hành động “phá vỡ” bề mặt nướu để trồi lên của răng khôn sẽ gây đau nhức cực khó chịu trong khoang miệng.

Ngoài ra, do răng đã mọc và phát triển đầy đủ, nên răng khôn sẽ không có “chỗ đứng” trong khoang miệng. Điều này đồng nghĩa với việc răng khôn sẽ mọc lệch sang một bên, chèn ép chiếc răng bên cạnh hoặc mắc kẹt ở nướu. Cả 2 tình huống trên đều có thể gây đau răng khôn

Mặt khác, răng khôn mắc kẹt ngay nướu sẽ làm cơ quan này dễ chịu thương tổn hơn. Lúc này, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như: 

  • Bệnh nướu răng
  • Nhiễm trùng cấp
  • Áp xe
  • U nang

Nếu nghĩ bạn có vấn đề đau răng khôn hãy đến gặp nha sĩ để được khám và chụp X-quang nhằm mang lại chẩn đoán chính xác.

Cấu tạo của Răng khôn

Răng khôn gồm có thân răng và chân răng. Thân răng là phần nằm phía trên nướu, chân răng là phần nằm sau dưới xương hàm, được giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Số lượng chân răng tùy thuộc loại răng và vị trí của răng. Răng khôn có số lượng chân răng không cố định.

Răng khôn có cấu tạo như các răng thông thường, gồm 3 phần:

  • Men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc thân răng. Men răng được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, rất cứng, có thể chịu được những lực tác động mạnh.

  • Ngà răng nằm trong men răng, không cứng bằng men răng, có màu vàng nhạt, hơi xốp và có tính thấm. Ngà răng chiếm phần lớn khối lượng răng. Ngà răng được cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 30% là chất vô cơ và nước. Ngà răng chứa các ống thần kinh nên khá nhạy cảm với các tác động nhiệt độ nóng, lạnh bên ngoài.

  • Tủy răng nằm trong buồng tủy và ống tủy. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh, mạch hạch,… giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi răng.

Chức năng của Răng khôn

Răng khôn có tác dụng gì? Răng khôn không có nhiều vai trò trong nhai nghiền thức ăn. Mặc khác, do cung hàm chỉ đủ vị trí cho 28 chiếc răng, khi răng khôn mọc thì các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày, nên khi mọc răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang,... gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Mọc răng khôn gây viêm nhiễm. Đây là biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn.  Do vùng nướu tại vị trí răng trồi lên sưng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây cảm giác đau nhức, cứng hàm, đôi khi có mủ chảy ra. Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lan ra các vùng khác trong miệng như lưỡi, má trong, nướu, thậm chí gây nhiễm trùng máu. 

  • Khi răng khôn mọc sẽ gây tổn thương các răng và mô mềm xung quanh. Do không đủ diện tích để mọc răng, nên răng khôn có xu hướng đâm vào phần thân hoặc chân răng của răng hàm bên cạnh. Răng hàm số 7 do đó dễ bị tổn thương, lung lay, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây sâu răng, viêm tủy răng. Khi răng khôn mọc lệch bên ngoài, bên trong má hoặc lưỡi sẽ gây tổn thương các vị trí răng khôn đâm trúng.

  • Các răng khôn mọc ngầm có thể thoái hóa thành các u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.

  • Răng khôn khi mọc ngầm hoặc mọc lệch sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây rối loạn cảm giác ở môi,da, niêm mạc, các răng xung quanh

  • Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên khó làm sạch. Nếu răng mọc lệch, mọc ngang, thức ăn sẽ dễ bám ở kẽ răng, chân răng dễ gây sâu răng.

Người đăng: dathbz
Time: 2020-07-15 10:33:48
LaGi.Wiki

TÀI TRỢ

» AccRoblox.Org - Mua bán acc & mọi thứ về roblox
» ApiDoiThe.Com - Đổi thẻ cào uy tín
» BotSMS.net - Auto Bank, Auto Momo